Nơi đó là nơi mà nếu là một ngày mưa phùn nguời mẹ vẫn choàng cái áo tơi mưa, tất bật dậy sớm để đến đó mua mớ rau, mớ cá, và không quên nhín chút tiền mua cho con túm bánh, gói đậu phọng nóng hổi ủ trong lá chuối. Và những ngày nắng, cái nắng khô ran quất theo ngọn gió Lào, mẹ vẫn gánh rau ra chợ bán, tan bữa chợ đôi môi đã khô ran, mẹ ghé xe nước mía đầu chợ mua một bịch mát lạnh, không phải cho mình mà lại là cho con. Chỉ cần ánh mắt con sáng lên, níu lấy cái giỏ, mưa cũng tan, nắng cũng dịu…
Và đó là nơi mà má tôi đã một đời buôn tảo bán tần nuôi chúng tôi khôn lớn. Và chúng tôi, bầy con gái, suốt một thời tuổi nhỏ, tan học về, thay chiếc áo dài là chạy ngay ra phụ má bán hàng. Ngay cả sau này lúc vào đại học phải xa nhà, tôi vẫn mong đến mùa hè để trở về, chạy quanh một vòng phố biển, và chui vào cái vòm mênh mông của ngôi chợ…
Đó là ngôi chợ lớn nhất của thị xã Qui Nhơn thời ấy. Ngôi chợ với vòm mái cong có gắn những miếng kính vuông màu xanh lục, bầy chim sẽ rất đông lúc nào cũng lao chao trên nóc. Cái vòm chợ bao la giang tay âm thầm đón nhận những thăng trầm của cuôc sống người dân xứ biển.
Khi quân đội Mỹ vào, những gian hàng đồ Mỹ mọc lên ào ạt, trù phú, không thiếu thứ gì. Từ những hộp bánh B1, B2 đến máy móc, bình thủy, mền dù… Ngôi chợ cũng như đời sống người dân phố biển, bỗng trở nên náo nhiệt, phồn vinh (tôi không biết là có “phồn vinh giả tạo” không, chỉ biêt được ăn nhiều kẹo bánh và mặc áo đẹp nên khoái lắm, trẻ con mà) Các cô gái điếm cũng xuất hiện, nổi bật không che dấu với khuôn mặt đậm phấn son và chiếc áo màu lòe loẹt (không như bây giờ, ẩn dấu trong những bộ váy sống sang trọng)
Có một cô gái điếm trẻ măng và hiền lành thỉnh thoảng lại đi chợ. Cô kể cho má tôi về người chồng hờ đang là viên lục sự của tòa án. Cô sắm sửa cho chồng từng miếng cơm manh áo như người vợ hiền…Có một lần cô đến mua một xấp vải áo hồng thêu hoa rực rỡ, má tôi hỏi cô bẽn lẽn cười “cháu sắp lấy chồng đó bác, ảnh về Huế nói với cha mẹ rồi”. Má tôi áy náy “người Huế thường môn đăng hộ đối lắm đó cháu ơi…” “không đâu, anh N thương con thiệt lòng lắm bác”. Mấy tháng sau nghe tin cô tự tử với cái thai ba tháng trong bụng. Hắn đã về Huế để lấy vợ, nhưng là lấy một cô con nhà gia thế.
Ở tuổi lên mười, tôi đã có thể hiểu một điều: trong đáy lòng của cô gái điếm vẫn có chút lương thiện, còn trong đáy lòng của một gã công chức trắng trẻo đẹp trai lại là sự man trá, vô tâm.
Chiến tranh kèm với chết chóc. Khăn tang được xé ra nhiều hơn áo cưới, nguời nằm xuống có khi còn rất trẻ. Cái vòm mái chợ đã bao lần nghe tiếng mẹ khóc con.
Người đàn bà vừa khóc vừa kể “tui giận ổng có vợ bé nên giận luôn nó, tui hay la rầy nó: mày coi bộ giống cha mày, dô tình dô cảm” nó buồn nên mới đậu tú tài bán bỏ đi lính, mới mấy tháng là chết, họ gửi cái ba-lô dìa, tui lục thấy dưới đáy ba lô có cái hình của tui bồng nó hồi nhỏ…” mấy bó rau héo queo, những người đàn bà xúm xít an ủi bạn, chẳng thiết gì đến bán mua.
Có lẽ do cuộc sống, nên hồi đó người ta còn hiền lắm. Hiền từ những con hẻm vắng, vào đến góc chợ. Tôi còn nhớ hồi đó có dì Hai Trụi (gọi là Trụi vì tóc bà luôn cắt ngắn ngủn như lính) dì Hai bỏ sỉ vải cho bận hàng nhưng không hề biết chữ, nên cũng không bao giờ có hóa đơn. Mọi sự chỉ dựa trên chữ tín và trí nhớ của dì. Không ai nỡ gạt gẫm một người đàn bà thôn quê hiền lành như dì, nhờ vậy dì vẫn nuôi con ăn học cho đến lớn khôn. Chỉ có khi thằng con vào Sài Gòn đi học, năm đầu ham chơi thế nào nên thi rớt, má hỏi quýnh quá lấy cái bằng khen của ai đó đưa đại. Dì Hai biết ra nổi quạu “Hồi giờ hổng ai gạt tui, chỉ có nó…” Giận vậy mà tết nó chưa về kịp là dì lo quýnh quáng…
Chợ ban ngày thì đông đúc, bon chen, còn chợ đêm là thế giới hoàn toàn khác. Không hiểu sao con bé con ngày đó lại hay thích chạy theo chị H ở gần nhà để “thám thính” ngôi chợ về đêm. Chị mang rác đi đổ, tôi trốn má lót tót chạy theo.
Ngôi chợ đêm là một con phố đêm thu hẹp. Những gian hàng đóng cửa im lìm với cái ổ khóa nặng nề. Hàng quần áo, vải vóc, ban ngày giăng dọc ngang, lộng lẫy sắc màu, ban đêm chỉ còn là những cái rương (hòm) khổng lồ bằng gỗ đen xì, hoặc được bọc nhôm, trắng bàng bạc (lúc ấy chỉ có vài giang hàng là được xây thành lô kiên cố). Và đó cũng chính là chỗ ngủ cho những kẻ vô gia cư, nghèo khổ.
Khi chiến tranh bùng nổ ở vùng quê thì ngôi chợ đã là nơi mà những người thôn quê tản cư trú ngụ. Hình ảnh của một bà mẹ với nước da tái nhợt dưới ánh đèn đêm và hai đứa con ráng rúc vào bầu vú đã cạn kiệt sữa của mẹ dù bao nhiêu năm tháng vẫn nằm trong ký ức tôi. Tôi đã thấm thía những câu hát của TCS từ thuở ấy “Đàn bò vào thành phố đêm buồn vắng buồn tênh, Một người vào thành phố không còn ai người quen…”
Nhưng trong ngôi chợ đêm, đôi mắt cô bé con cũng đã chứng kiến những điều thật kỳ lạ, không chỉ là nỗi buồn.
Ban ngày họ ngơ ngác vào chợ để bán mua mớ khoai, bầy gà trên rẫy, người ta hay gọi họ bằng cái tên chung chung là “Người Thượng”. Mấy con gà rừng có sắc lông rực rỡ rất khác lũ gà vàng mai mái nuôi trong chuồng, chúng vùng vẫy cũng dữ dội hơn và tuyệt vọng hơn! Người ta hỏi “sao ông bán con gà nhỏ lớn gì cũng một giá?” Người đàn ông hồn nhiên trả lời “Thì nhỏ thả ít bữa nó cũng lớn chớ!”
Và có lẽ vì không đón kịp chuyến tàu về Vân Canh, cũng có thể vì đã không còn nơi nào để trở về nên họ đã ở lại. Cái vòm mái chợ và con bé hay lang thang cũng đã tình cờ chứng một cảnh thật lạ…
Cái ánh sáng từ ngọn đèn Neon đêm trên nóc chợ tình cờ dịu lại vì một tấm tăng bạc rơi xuống chắn nửa chừng. Nên tất cả dìu dịu, êm êm như một đêm trăng ở bản…cánh tay trần của người đàn bà đu đưa, cái váy xà-rông màu đỏ thẫm xòe nhẹ, thỉnh thoảng lộ ra chiếc vòng kiềng dưới ở cổ chân, gợi cảm lạ lùng… Tiếng hát vang vang, cái âm thanh trong trẻo khỏe khoắn của núi rừng! Họ múa hát say sưa, giai điệu không thay đổi nhiều, nhưng chan hòa, mê đắm. Quên đi những bon chen của chợ đời, quên đi cái khó nhọc của một ngày, chỉ còn trong trẻo là niềm vui, mang mang là nỗi nhớ…
Sau này khi đi xem ca nhạc, dù là ngồi xem sân khấu Broadway ở New York, tôi cũng không phải nín thở hồi hộp như lúc ấy…
Và năm ấy hai chị của tôi cũng đã trở thành thiếu nữ. Chị tôi đi học, nhiều anh chàng theo về tận nhà, theo ra đến chợ. Tôi khoái chí lựa ngay biệt hiệu cho mấy ông anh này : Thu đủ (vì ốm nhom) Mè xửng (vì gốc Huế) Da Cam (vì màu áo lần đầu của hắn)…và tha hồ ăn kẹo bánh hối lộ, ăn riết rồi cũng lớn. Có nguời khách cứ đi ngang qua cửa hàng má tôi vào những ngày cuối tuần, đi lên đi xuống, mà chẳng mua bán gì. Má tôi ngạc nhiên đưa mắt nhìn dò hỏi, tôi đỏ mặt quýnh quáng…
Nơi ấy giờ đã không còn, ngay cả cái tên cũng đã được thay bằng chữ Plaza sang trọng. Tôi biết cuộc sống như một dòng chảy, mọi sự đổi thay. Hai chữ “chợ búa” rồi sẽ là dĩ vãng. Những siêu thị to lớn với những tiện nghi sẽ giết dần những ngôi chợ bé nhỏ. Con cháu tôi rồi sẽ chẳng bao giờ phải dẫm trên những vũng nước mưa để vào chợ, chẳng bao giờ phải nhìn thấy cảnh người đàn bà khốn khổ không còn sữa cho con (dù họ vẫn còn trong một góc tối nào đó)
Siêu thị bây giờ bày bán nhiều mặt hàng phong phú lắm, nhưng những gương mặt và sinh hoạt nơi ấy thì không phong phú như xưa, chỉ đơn giản là một trung tâm thương mại, không như ngôi chợ của phố biển ngày nào, là linh hồn, là mạch sống của người dân phố biển Qui Nhơn…
03/12
Hx
GỬI HÀ XƯA
Một hồi ức tuyệt đẹp về ngôi chợ phố biển
ngày nào.Cảm ơn Hà Xưa.
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Có lúc sót sa, lúc vui buồn, nhưng đúng là những kỷ niệm đẹp đối với H. Có nhắc về một nguoi đàn ông Huế không hay lắm, sorry nhưng đâu phải ai cũng vậy phải không anh Lữ.
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Chị làm Tiến cũng nhớ chợ Lớn mình. Hồi nhỏ T ở đường Nguyễn Du khúc gần Hoàng Diệu. Chiều nào cũng chạy ra gian hàng bà ngoại ngồi bán hàng với ngoại…để được ngoại mua quà cho ăn…Bây giờ ngoại cũng không còn và chợ cũng không còn. Tất cả chỉ còn trong ký ức…
Những móc xích của cuộc đời xen kẽ nhau trong bài viết của chị thật đẹp, một nét đẹp buồn tênh. Chị đã dẫn người đọc đi từ góc đời này đến góc đời kia chỉ vỏn vẹn trong cái vòm chợ….tưởng là giới hạn mà lại không, nó kéo dài từ mảnh đời này đến mảnh đời khác không giới hạn….Một bài viết đầy cảm xúc vừa ngậm ngùi, vừa dịu dàng nhưng không kém phần mãnh liệt…KT
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Những cảm nhận vô tư của cô bé con ngày nào nay trở thành hồi ức đẹp đẽ, sâu sắc và ngậm ngùi của một người đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc đời được Hà xưa viết ra đầy xúc cảm. Mình đã đọc liền một mạch trong nỗi nhớ về cái vòm chợ thênh thang ngày nào. Lúc ấy mình không đi theo má ra chợ mà lại thường đi theo ba. Ba hay dẫn mình đi vào buổi chiều mua những thứ linh tinh về cất trong tủ sắt những món hàng thời Mỹ. Từ những hộp pâté, thùng mì, hộp nho khô, nhiều thứ bánh tây … Cái tủ của ba là một gian hàng nhỏ hấp dẫn mình và các em nên được đi theo ba ra chợ để tha các thứ đó về, thích lắm. Thời xuất hiện “đồ Mỹ” mà mình được biết là vào năm 1967, khi ba má và các em vào Qui Nhơn trước, mình và anh chị còn đang học cho hết năm học ở Huế. Lúc đó Huế chưa có đồ Mỹ như ở Qui Nhơn nên mỗi lần ba gửi ra thùng pomme đỏ tươi, cứ ôm mà ngửi hoài. Bây giờ thì mỗi lần các em gửi “đồ Mỹ” về, cũng thích .. ngửi, vì nó “thơm” mùi … Mỹ! Cái mùi Mỹ theo từ lúc nhỏ đến bây giờ, không biết đó có phải là một trong những mùi hương của kỷ niệm? Tại sao nó chen vào với những hương cau, mùi lúa chín, mùi rạ của cánh đồng vừa gặt, những bông hoa sứ trong vườn? Mình cũng không biết nữa Hà ơi!
Bài viết của Hà làm mình xúc động nhiều, buổi sáng nay, trước khi bắt đầu một ngày làm việc. Cảm ơn bạn tôi!
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Rất cám ơn cảm nhận tinh tế của Tiến.
Ngày đó bé Tiến theo ngoại bán hàng để được…ăn quà hả! giống chị quá. Sáng sáng má cho tiền ăn sáng chỉ mua bánh mì chan nước thịt thôi,còn để tiền trưa về mua me dốt, hi! hi! bởi vậy ăn riết dốt toán may mà còn được môn văn!
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Cám ơn Tâm đã đọc một mạch, khi ghi cái tiêu đề mình nghĩ có thể chả ai thèm đọc, vì chả có gì hấp dẫn!
Té ra bé Tâm hổi nhở hay theo ba là vì ba có cái tủ đầy bánh kẹo! 😆
Ừ, hinh như trí nhớ con nguoi ta hay mang một mùi hương nào đó, như mình bây giờ, rất nhớ mùi hoa mận, mùi dầu xanh từ mấy cái áo len của má mình…
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Một hồi ức thật đẹp, sống động và ấm áp, dù vướng vất một chút u buồn, hoài niệm…
Chị Hà Xưa ơi, chị không phải áy náy gì về “người Huế không tốt” trong câu chuyện của chị đâu, có miền quê nào mà chỉ toàn người tốt đâu, chị nhỉ?
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Cám ơn chị Hà về một bài viết đọc rất cảm động.
Tôi không còn nhớ gì nhiều về ngôi chợ hồi đó,
dù rằng thỉnh thoảng vẫn nằm mơ thấy mình đi chợ!
Giờ về thăm thì đã [i]tang điền thương hải[/i] 🙁
Tiếc mình không là thi sĩ
để làm bài thơ [i]Khi về qua chợ Qui Nhơn[/i] 🙂
5LĐ
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Một lối viết giống như tự sự…
Tôi nhơ Mương Mán ngày xưa cũng như thế(trước 75)…
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Đúng đó TN, làm gì có nơi nào toàn ngừoi tốt hay xấu. Nguoi Huế mà như TN hay mấy cô bạn thân của chị thì chắc mấy anh QN chạy ra Huế hết quá 😛
Đang chờ bài thơ mới của TN đây.
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Anh Năm ơi, lâu quá ít thấy anh xuất hiện. H cũng nằm mơ thấy trở về ngôi chợ QN hoài, mà dạo gần đây thấy tự nhiên chỉ đến được cửa là bị dừng lại…không hiểu sao lạ vậy?
RE: RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Chị Hà, tôi vẫn lâu lâu vô trang web [i]dòm [/i]một cái, nhưng không có thì giờ đọc nhiều. Mà [i]bàn [/i]thì cần phải đọc, xong rồi nhấp con chuột bảy lần thì mới dám bàn….
Ngẫm nghĩ lại, tôi thì không nhớ cái chợ ra sao, mà chị thì nhớ tới cái khung cửa sổ màu xanh lục!
Lâu lâu tôi cũng nhớ và tưởng tượng ra được phần chợ phía sau có mấy sạp bán rau cải. Không hiểu vì sao, có thể tôi nhớ lộn chợ TMG và hẻm 220 hồi tôi mới vô SG trọ học. Trong đời cũng nhiều cái chợ để nhớ …
Chị mơ vô tới cửa rồi hết là hay, vì bước qua cửa thì biết đâu mọi chuyện lại khác đi!
5LĐ
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Mường Mán có viết văn tự sự hả Thiên Di? H chỉ đọc thơ MM chứ chưa có dịp đọc văn. Dù sao đây cũng là một lời khen khiến con bé hay lang thang ngày nào khoái lắm, chắc sẽ lang thang tiếp quá 😳
Dưới Một Vòm Mái Chợ
Chị Hà Xưa ơi! Bài viết của chị làm TT nhớ về ngày xưa nhiều lắm…nhớ những lần cùng má đi chợ mua vải may đồ, nhớ lúc chuẩn bị năm học mới thế nào má cũng dắt đi chợ mua giày dép. Lúc nhỏ khoãng 13, 14 tuổi rất khó mua giày vì cơ thể bắt đầu lớn, chưa phát triển đều nên tay chân lóng ngóng, không hài hoà với cơ thể…
Đọc bài viết TT thấy thích nhất chi tiết “người Thượng” bán gà, dzui quá đi (thật hồn nhiên, chân chất phải không chị). Rồi lại thích “Má tôi ngạc nhiên đưa mắt nhìn dò hỏi, tôi đỏ mặt quýnh quáng..” 😛 . Lúc ấy chị được bao nhiêu tuổi dzậy? Dzị quá đi.hihi…Chọc chị cho chị đỏ mặt đó. 😳 . TT chúc chị dzui nha.
Chợ QN
Hà ơi, bài viết làm mình nhớ nhiều thứ, nhớ hàng “đồ Mỹ” của mẹ bạn Tâm, hàng vải của nhà Hà, của Xuân, của chị em Bích…nhớ lần chợ bị cháy dữ dội..
Có lần về QN nhưng mình chỉ đứng ngoài không vào bên trong vì biết chắc chả còn gì quen!
Nó mãi còn trong ký ức chúng ta phải không Hà.
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Chị Hà …xưa như trái đất thân mến !
Nhớ hồi nhỏ thỉnh thoảng bị bà mợ sai đi chợ ( Chợ lớn QN lúc chưa bị cháy ) mua một khúc bầu và mấy lác cá ngừ hay cá thu ( nhà ông cậu không có chị gái lớn, còn mấy ông anh làm biếng và dị không chịu đi ) cho nên cũng nhớ nhiều về ngôi chợ thưở ấy lắm. Có phải vì vậy mà sau này tôi làm thơ thì ” chợ ” lại ám ảnh tôi không, coi lại thì ” chợ ” không dưới 10 chữ ! 🙂
Cảm ơn chị với bài viết đã gợi lại cho người đọc nhiều kỷ niệm thưở ấu thơ.
Thân,
HML
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Hà ơi,
Một bài viết về quá nhiều những hình ảnh xưa và tràn đầy cảm xúc. Và vì những hình ảnh đã xưa lắm rồi nên được Hà thủ thỉ kể lại trong cách viết của “một người …rất giỏi văn” , đọc sao bồi hồi quá thể.:-))
Nhà D không gần chợ, cũng chưa từng tới chợ trong đêm nên thật lạ lẫm khi nghe Hà kể chuyện chợ về đêm, khi mọi hoạt động bình thường ban ngày đã hết. Thật xúc động và ấn tượng về cảnh người mẹ tản cư, héo gầy với hai đứa con thiếu sữa, rồi cảnh vợ chồng người Thượng hồn nhiên múa dưới ánh đèn neon…
Bài viết thật hay đó Hà xưa ơi.
nd
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
ĐỌC BÀI CỦA HÀ XƯA muộn nhưng không thể không viết đôi dòng cảm nghĩ
Mẹ tôi là một tiểu thương buôn bán tại chợ Lớn Qui Nhơn có thời gian ngồi sạp gần bốn chục năm.Cả gia đình 6 anh chị em đều một tay mẹ nuôi dưỡng cho ăn học nên người.Mỗi khi về QN vào chợ tôi lại nhớ đến mẹ,người mẹ không còn trên cõi đời này
Một tình cảm vừa ngậm ngùi và tiếc nhớ vì không còn dịp để phụng dưỡng
Tôi nhớ mãi mùa hè năm nào đó,sáng sớm tôi thường xuống chợ dọn hàng giúp mẹ.Ăn sáng xong,tôi thường nhóm vài đồng lẽ trong cái hộp thiếc nơi mẹ tôi đựng tiền rồi đi thuê truyện chưởng.Vậy là suốt ngày tôi say mê với các cuộc phiêu lưu của Kim Dung,từ lên đỉnh núi bắn chim ưng đến xuống vực sâu múa võ với mãng xà..Tôi như hòa nhập với thế giới Kim Dung quên cả thế giới chung quanh
Có lẽ HX quên kể là Chợ QN bán nhiều thực phẩm tươi,ngon hơn các chợ khác.Một lát cá ngừ ở đây ngon ngọt hơn ở chợ Sài Gòn.Cứ bắc nồi nước sôi cho cá vào nêm nếm thì vẫn ngon “tuyệt cú mèo “
Thôi cho dừng ở đây,nếu viết dài quá thì thành bài mất
LÊ XUÂN TIẾN
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
TT và Mỹ ơi, ngẫm nghĩ lại ai ở QN lại không có dính liếu đến nơi này hả Mỹ, không đi chợ thì cũng lục cái giỏ má đi chợ về để tìm bánh, nhớ hông?
TT ơi, hồi đó theo nhìn những người Thượng khoái lắm nhưng cũng sợ bị họ “thư” ai dè thượng không thư mà mấy anh chàng nguoi Kinh lại đòi “thư” mới chết 😆
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Anh Lệ và Dung ơi!
Trả lời chung chắc có người dui lắm 😛
Mình cũng nhớ hai hình ảnh này lắm đó Dung, dù đã mấy chục năm rồi, có lẻ vì trái tim trẻ con rất nhạy cảm.
Té ra hồi đó HML cũng có đi chợ khúc bầu và mấy lác cá ngừ hở, sao H không thấy ta? bửa nào làm bài thơ tặng cô hàng rau đi, tay em thơm thơm mùi ngò, hi hi
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Anh Tiến nè, nhón mấy đồng tiền từ cái hộp thiếc của má để mua chuyện chưởng đọc, nhờ vậy bây giờ viết văn mới bay bổng như Thần Điêu Đại Hiệp đó chớ!hi hi! đùa cho anh nhẹ lòng, nhưng má anh có biết cũng không giận, có bà mẹ nào giận con mình quá nữa ngày đâu! nhất là con trai, còn được cưng dữ nữa, H hay phân bì với ông anh của H về chiện này đó 😛
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Chị Hà Xưa ơi! Em đã từng được một người bạn thân thiết kể cho nghe về món mắm cá ngừ đặc biệt ngon của Quy Nhơn mà ngày xưa mẹ của anh ấy thường làm cho anh ấy ăn. Món mắm đó ngon đến nỗi mà đã qua mấy chục năm trời, anh ấy vẫn nhớ hoài…
Em rất muốn được một lần ăn thử cho biết nhưng không biết giờ Quy Nhơn có bán món mắm cá ngừ hay không? Chị giới thiệu về món mắm này và chỗ bán nó giùm em được không?
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
TN ơi, theo chị nhớ thì món mắn cá ngừ này làm bằng ruột cá ngừ thật tươi chứ không phải thịt cá đâu, phải đặt cho nguoi ta làm chứ dường như ngoài chợ không có bán đâu. À, chị nhớ hình như anh LXT cũng có nói về món mắn này và khen ngon lắm, chị ăn một lần lâu quá nên quên mất ngon cở nào rồi 😛
Chị có biết tiệm mắm Hưng Bình ở Qui Nhơn, số 79 Tăng Bạt Hổ (gần chợ QN) chuyên bán đủ loại mắm, em có thể phone cho cô Bông theo số 568-23879 hỏi có thể cô sẽ đặt dùm em
Dân Huế mà sao khoái mắm BĐ dậy ta?
Mắm ruột
Không biết có đúng không, nhưng nếu là mắm làm từ ruột cá ngừ thì gọi là [i]mắm ruột[/i]. Và đi [i]cặp bài trùng[/i] với cà dĩa.
Hồi mới lưu vong xứ người, lúc đó mấy shop bán cá quăng ruột cá ngừ (tuna) vô thùng rác. Có người bạn thèm mắm ruột nên xin về. Tụi nó hỏi là [i]mầy xin về làm gì[/i], bí quá mới trả lời là về đ[i]ể câu sấu[/i]!
Từ đó về sau shop không bỏ ruột cá nữa mà bán, 50 cent một đùm, không biết giờ lên giá tới đâu rồi.
5LĐ
RE: RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
[quote name=”Hà Xưa”]TN ơi, theo chị nhớ thì món mắn cá ngừ này làm bằng ruột cá ngừ thật tươi chứ không phải thịt cá đâu, phải đặt cho nguoi ta làm chứ dường như ngoài chợ không có bán đâu. À, chị nhớ hình như anh LXT cũng có nói về món mắn này và khen ngon lắm, chị ăn một lần lâu quá nên quên mất ngon cở nào rồi 😛
Chị có biết tiệm mắm Hưng Bình ở Qui Nhơn, số 79 Tăng Bạt Hổ (gần chợ QN) chuyên bán đủ loại mắm, em có thể phone cho cô Bông theo số 568-23879 hỏi có thể cô sẽ đặt dùm em
Dân Huế mà sao khoái mắm BĐ dậy ta?[/quote]
Hihi… dân Huế là dân “mắm ruốc” mà chị! 😆 Em thích ăn mắm lắm, dù đôi khi hay sợ… đau bụng và hồi này còn sợ cả vụ huyết áp nữa nhưng thỉnh thoảng vẫn cứ ăn. Dân Huế mà, cứ nghe mùi mắm là lại… 😆
Em thích được thử món mắm cá ngừ vì một phần là món mắm lạ. Lúc nghe anh ấy kể, em cứ nghĩ là anh ấy nhầm lẫn sao đó chứ từ nào giờ em có nghe ai nói có món mắm cá ngừ đâu? Nhưng anh ất cứ chắc chắn khẳng định đó là món mắm mà ngày xưa mẹ anh ấy vẫn thường làm cho ăn. Nghe kể ngon đến độ mà em tự hứa là có dịp nào về Bình Định, nhất định em sẽ tìm cho bằng được món mắm này để thử.
Đọc comment của chị là mắm ruột cá ngừ, không phải rồi chị ơi, em nghe kể là bằng thịt cá ngừ quyết nhuyễn kia! 🙂
Mắn cá ngừ
Anh Năm, chị Hà Xưa và TN à, mắm cá ngừ làm từ cá ngừ…lóc da, lóc xương chỉ lấy phần nạt…xắt lát bằm cho thật nhỏ ra rồi trộn với muối để lâu thịt sẽ rửa ra mềm và sền sệt…ăn ngon lắm. Hồi còn ở VN, Tiến hay làm đủ thứ mắm….hihihi…Hiện giờ Tiến có một hủ trong tủ lạnh đó…nhà Tiến bên VN thường làm và gửi qua cho Tiến…
Còn mắm ruột cá ngừ cũng bỏ muối vào ruột cá, cũng để ruột cá thành mắm nhưng là mình phải kho chung với thịt ba chỉ chứ hình như đâu có ăn sống được, nhưng cũng ngon không thể tả luôn! Hai món mắm này có họ hàng với nhau nhưng không phải là một.Tiến biết như vậy không biết có đúng không? KT
RE: Mắn cá ngừ
[quote name=”Nguyễn Kim Tiến”]Anh Năm, chị Hà Xưa và TN à, mắm cá ngừ làm từ cá ngừ…lóc da, lóc xương chỉ lấy phần nạt…xắt lát bằm cho thật nhỏ ra rồi trộn với muối để lâu thịt sẽ rửa ra mềm và sền sệt…ăn ngon lắm. Hồi còn ở VN, Tiến hay làm đủ thứ mắm….hihihi…Hiện giờ Tiến có một hủ trong tủ lạnh đó…nhà Tiến bên VN thường làm và gửi qua cho Tiến…
Còn mắm ruột cá ngừ cũng bỏ muối vào ruột cá, cũng để ruột cá thành mắm nhưng là mình phải kho chung với thịt ba chỉ chứ hình như đâu có ăn sống được, nhưng cũng ngon không thể tả luôn! Hai món mắm này có họ hàng với nhau nhưng không phải là một.Tiến biết như vậy không biết có đúng không? KT[/quote]
Có lẽ là đúng như Kim Tiến nói rồi. Nhưng mà TN nghĩ chắc không phải làm đơn giản kiểu vậy chứ? Có thêm thứ gì khác vào mắm không vậy Kim Tiến? Như đu đủ xanh nạo thành sợi để trộn vào thịt cá ngừ bằm nhuyễn chẳng hạn? TN nhớ hình như là nghe vậy đó.
Nghe Kim Tiến kể trong tủ lạnh còn một hủ mà… dễ thao thức suốt đêm nay! Hihi… 😆
Chà, hay là TN điện theo số điện thoại của chị Hà xưa cho để hỏi thử xem sao nhỉ?
Dưới Một Vòm Mái Chợ
Đúng là thời gian chậm lại cho trái tim giàu xúc cảm của Hà xưa ghi nhận bao cảnh đời ở chợ với sự trăn trở yêu thương.Dưới Một Vòm Mái Chợ mình cũng có nhiều kỹ niệm ,gợi nhớ người bạn thích món cháo bò,cuốn chả thịt nướng chấm mắm trộn đậu phụng, mè giã nhuyễn- bạn rủ đi lần đầu ăn hàng ở chợ và rồi có nhiều lần sau mỗi khi ở xa về hi hi..ngon không thể bàn Hà ơi, giờ bạn mình không còn ở Quy Nhơn và người bán chắc cũng nghỉ bán sau chợ cháy.
Dưới Một Vòm Mái Chợ rất sâu sắc ,thâm trầm,cảm ơn nha .Mình đợi đọc tiếp đó.Chúc vui.
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Hi hi vậy là chị đoán trật lất rồi! TN theo công thức của Tiến làm mắm cá ngừ chắc ngon lắm (hổng ngon thì gữi online cho chi ăn dùm, đừng cho anh bạn mất “danh” mắm BĐ nghen 😆 )
RE: RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
[quote name=”Hà Xưa”]Hi hi vậy là chị đoán trật lất rồi! TN theo công thức của Tiến làm mắm cá ngừ chắc ngon lắm (hổng ngon thì gữi online cho chi ăn dùm, đừng cho anh bạn mất “danh” mắm BĐ nghen 😆 )[/quote]
Hihi… để hôm nào mua được cá ngừ thật tươi, em sẽ làm thử coi sao. Chị yên tâm, nếu dở thì… không một ai trên cõi đời này được nghe về nó đâu!!! 😀
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
TB ơi, đúng là chợ QN hồi đó nhiều món ngon lắm: bún bò bà Cảnh, bún cá bà Nô, bánh xèo dỏ, bánh nậm Huế…bởi vậy đàn bà con gái mới ham đi chợ 😳
Hy vọng mai mốt cái Plaza mới mở cũng sẽ có những món mang hương vị quê nhà.
Cám ơn bạn luôn gữi “còm” cho mình, sẽ hỏi Tâm để biết rõ hơn về TB đó.
RE: RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Nghe các bạn nói về “mắm” mà mình chịu thua, vì .. không biết ăn mắm. Vậy là cuộc đời coi như mất đi một nửa thú vị rồi 😐 ?
Còn TB, mình cũng chịu thua. Xem lại hình lớp 9-1 thấy có đến 3 bạn tên B. Không biết B nào? TB ơi, bạn có đang sống ở xứ Hồi giáo nào không mà .. choàng khăn kỹ dữ vậy kìa? 🙁
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Chị Hà Xưa thương quý! Nhắc đến Chợ lớn Qui nhơn là cảm thấy buồn…Mỗi lần như thế đều bị Thu Trang cau có hỏi tại sao mình lại nặng lòng với cái chợ ngày xưa đến vậy.
Một chuỗi hình ảnh kèm theo những cảm nhận của hồi ức trẻ thơ dung chứa bao nhiêu là kỉ niệm, đọc bài chị lại buồn như ô cửa màu xanh lục buồn ngày nào của ngôi chợ cũ…
Cảm ơn chị đã chia sẻ những hồi ức đẹp về Chợ Lớn Qui Nhơn xưa.
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
ĐTH nè, chị phải cám ơn Hòa vì nhờ bài viết của Hòa và cái tin ngôi chợ không còn tên đã cho chị xúc cảm để viết bài này đó.
Nặng lòng chớ, vì nó đâu chỉ là một trung tâm thương mãi như bây giờ…
Gửi chị Hà Cổ Tích và NHỏ Hoà
Hic…đang bân mà phải vào nói dzới chị nè chị Hà ơi. Nhỏ ấy cứ mỗi lần TT chở đi ngang qua đó là y như rằng cứ tiếc nuối, rồi “càm ràm”…hihi…bi giờ lại bảo là TT “cau có”…thì có phải là sự việc cũng đã xong rồi, tiếc thì tiếc chứ biết làm sao được…hic…nhỏ Wà nhiều chiện quá, hôm nào TT sẽ xử nhỏ ấy mới được, cái tội dám méc dzới chị…hihi…
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
H vẫn nhớ hàng vải của gia đình Hà vì nổi tiếng có mấy chị em xinh xinh giúp mẹ bán hàng và có nhiều vải đẹp tha hồ mà lựa.H nhớ mình ” biết ” về chợ QN rõ nhất là lúc lên trung học ,đó là nhờ giờ nữ công của cô Thái Nhĩ , buổi trưa ăn cơm xong là H khi thì đi với Huệ gần nhà hay xuống Diệu Huấn nhà gần chợ ,rồi cùng nhau đi mua vài tất vải trắng , vài con chỉ màu , búp len đan mũ hay vớ em bé… ,vì là buổi trưa nên chợ vắng người hơn ,tha hồ cho mình thơ thẩn hàng này qua hàng khác ,đi vòng quanh “thám thính” khu chợ , lang thang qua hàng nón ,hàng guốc và cuối cùng phải ăn một ly sương sa hột lựu mơí chịu đi về …Bây giờ nghe chợ đã thành khu Plaza mới ,tự dưng nghe nuối tiếc khu chợ cũ qúa .
Ủa đang ở hàng vải sao nghe … mùi mắm thơm qúa chừng vầy nè ? đúng là cái món mắm ruột cá ngừ độc đáo lắm , kho lên ăn với cà diã là hết sẩy , rồi còn mắm chuồn nữa ,đến mùa cá chuồn bay vào đầy ghe ăn không hết ,ướp thính để dành mùa đông kho với thịt ba roị ,rồi mắm thu , mắm ruốc…
Cám ơn Hà đã gợi nhớ về khung trời xưa cũ ,;ngôi chợ QN
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Một bài viết hay , nhiều lời còm khen tặng , Vân vô đọc muộn quá nên không biết diễn đạt như thế nào về sự thích thú khi đọc được bài viết của chị Hà Xưa . Chỉ thấy sao mà nhớ cái chợ quen quen ngày xưa quá .
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Bài viết đầy cảm xúc, có những điểm nhấn rõ nét, giàu từ tâm.
Dưới mái vòm chợ, người đọc thấy rõ những tấm lòng người thời ấy sao mà đẹp thế !
Cảm ơn Hà Xưa đã cho đọc một bài viết thật cảm động, qua đó, ai cũng nhận ra ít nhiều thời mới lớn của mình.
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
LH ơi, rất dui thấy Hồng đã từ Úc bay dô đây. Hồi đó các nàng hay lấy cớ mua vải làm nữ công cô Nhĩ để ghé dô hàng chè, xet dô hàng cóc, lê qua hàng ổi, hi hi, nghĩ tới thấy thèm!
Ủa có dụ mắm chuồn nữa hả, vậy hôm nào gữi online một hủ coi, nhớ đậy nắp kín không thôi bên CĐ bay mùi chạy qua xin đó! 😆
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Vân ơi, có bóng Vân dô là chị dui lắm rồi! Hồi đó Vân còn nhỏ chắc giỏi lục giỏ đi chợ về của má lắm phải không?
Chị đã theo dõi cuộc đấu khẩu bằng thơ giữa các nàng với mấy anh, rất phục Vân tài ứng khẩu đó.
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Anh Ngữ ơi, rất cảm động vì lời bàn của anh. Viết hơi vội nên không đầy đủ nhưng vẫn gữi vì sợ để lâu nó nguội 😮
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
TT ơi, nhỏ Hòa càm ràm em cứ chở hắn tới một cái chợ xổm nào đó cho hắn ngồi xuống làm một ly chè bánh lọt là hết! nhớ chợ hay nhớ chè coi bộ khó phân biệt quá 😆
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
Chị Hà thân mến,
Những mảng chuyện của chị: một chút chuyện mình và miên man chuyện người Dưới Một Vòm Mái Chợ sao mà lôi cuốn! Vòm chợ ấy đã kết nối bao điều khi [i]linh hồn, mạch sống [/i] cũ được khơi lên. Thật cảm ơn chị Diệu Tâm đã nói dùm Lời Cảm Ơn Internet. Cảm ơn chị Hà đã kể, để V cũng man mác nhớ lại những tần tảo một thời của Má trong ngôi chợ giờ đã không còn tên.
RE: Dưới Một Vòm Mái Chợ
NTV ơi, trước tiên phải sorry vì chị đã nhầm em với MV vì hai nàng đều là Thúy Vân cả 😛 nhưng nhìn cái hinh là nhớ ra ngay cô nàng đã cùng nữ tướng DT níu chân khiến mấy ảnh đi không đặng trong “mời anh vào đây”
Ra má Vân cũng từng mua bán nơi này, sao hồi đó chị hổng thấy Vân ta? chắc hồi đó bé Vân còn nhỏ nên chỉ biết phụ má để…mua bánh kẹo chứ chưa biết bán phải hông 😆
Thân gởi chị Hx
Hi hi, nhờ chị nhầm mà V được “lời” thêm một cái “còm” đó. Trước 75, V cũng lớn bộn rồi, (giống cái hình avatar) không chừng chị có gặp mà lâu quá nên quên 😛 . Giờ về QN, V chỉ hay dạo chợ cá thôi: Chợ Ướt (nghe cô bạn gọi vậy) gần chợ cũ, chợ Đầm rồi chợ cá Khu Hai… ngắm những con cá, những rổ mực tươi trong như mới kéo lên từ biển, thật thích mắt đó chị.