Chân dung Đào Tấn (Ảnh thờ tại từ đường làng Vinh Thạnh)
Ông nguyên có tên là Đào Đăng Tấn, vì tránh quốc húy bỏ chữ Đăng (登), nên gọi gọn Đào Tấn (陶 進). Ông sinh ngày 27 tháng 2 năm Ất Tỵ, tức ngày 3- 4- 1845, niên hiệu Thiệu Trị thứ 5. Quê quán tại làng Vinh Thạnh, tổng Thời Tú, huyện Tuy Phước, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định; nay là thôn Vinh Thạnh 2, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Mất ngày ngày rằm tháng 7 năm Đinh Mùi (Thành Thái thứ 19) nhằm ngày 23 tháng 8 năm 1907, hưởng thọ 62 tuổi.
Sáng nay, ngồi ngoài hiên uống trà một mình, chợt nhớ lại một tùy bút của nhà văn Võ Phiến - Mưa đêm cuối năm. Ông là người viết tùy bút rất hay, một trong ba người viết tùy bút mà mình thích. Võ Phiến, Mai Thảo và Nguyễn Tuân. Lớp trẻ sau này có Nguyễn Ngọc Tư. Đêm qua, mưa ở đâu đó. Không khí lạnh se mùa Đông vào chăn ấm. Nằm yên trong phòng có thể nghe lại tiếng mưa tầm tã đổ ập xuống thành phố Quy Nhơn, những đêm cùng Nguyên lang thang tìm chỗ ngủ. Vào chùa Long Khánh, không được. Mưa như những gáo nước lạnh tạt vào mặt, tê tái.Cuối cùng, hai gã bụi đời phải thuê một manh chiếu rách ngồi co ro trong ga xe lửa qua đêm, nhìn các chuyến tàu từ miền ngoài vào, từng đoàn người lang thang lếch thếch túa xuống, " mang bao cơm áo ào ra chật đường " ( thơ KVN ).
Trong Email của Phan Tường Nghị gửi ngày 2 tháng 6 năm 2020, có đoạn: “Vì là tập sách đầu tay của em, nên xin phép Thầy Chương, nếu Thầy thấy được, thảo cho đôi lời giới thiệu thì thật quý cho em. Em vô vàn cảm kích. Chắc là Thầy không nỡ từ chối.”
Qua điện thư phúc đáp, đề ngày 9 tháng 6 năm 2020, tôi có đoạn viết: “Em Nghị có nhã ý nhờ tôi viết Lời Giới Thiệu tác phẩm ‘Bình Định Chuyện Xưa - Tuy Viễn Dấu Cũ.’ Nhận thấy Em nhiệt tình với sự nghiệp, và đồng điệu với tôi trên lãnh vực biên khảo, nên tôi nhận lời; mặc dù hiện nay mắt của tôi có vấn đề, hiện đang chữa trị, việc đọc và viết gặp khó khăn khi nhìn vào màn ảnh trên computer.”
Ai đến Tuy Phước cũng biết câu hát của dân quê, về các phiên chợ trong phủ:
Chợ Huyện liệng Cây Gia, Cây Gia xa chợ Mới, Chợ Mới tới chợ Dinh, Chợ Dinh rinh Bồ Đề, Bồ Đề kề chợ Huyện. [1]
Phiên Huyện nhằm các ngày 1, 6, 11, 16, 21, 26 âm lịch; là phiên chợ lớn nhất của huyện nhà nhưng lại cách Phủ Mới (nay là thị trấn Tuy Phước) gần 4 cây số về phía Tây Bắc. Ngày phiên, không những dân trong vùng tập trung về mà còn đủ mặt dân buôn từ xa đến. Họ mua gom sản phẩm địa phương và bán hàng hóa ở nơi khác mang tới. Con đường Quốc lộ 1, từ phủ lỵ [2] đến chợ Huyện, người mua kẻ bán đi lại tấp nập, có cả những chàng trai dạo chơi tìm ý trung nhân, ca dao có câu:
Con đường 23 trước nhà thờ Hữu Phước bắt đầu có không khí Giáng Sinh. Các hang đá đã được làm xong ngoài hiên nhà, các dãy đèn màu vài thước kế tiếp đã tạo hình cây thông, đường sá trải nhựa thẳng và sạch. Năm nay Giáng Sinh có vẻ an lành và vui tươi. Tôi hỏi chuyện một người chạy xe ôm : - Năm nay Noel chạy đỡ không ? Anh ta lắc đầu : - Cũng ế lắm anh. - Giờ chạy Ngãi Giao đi về giá bao nhiêu ? - 160 ngàn. Đường chỉ 12 km, giá này thì hơi mắc, tôi nghĩ thầm nhưng không nói. Chỉ hỏi cho biết vì lâu nay tôi ngại đi xa.