Blog của cựu học sinh trường Nữ Trung Học Qui Nhơn

Balto

” Có hai sự thật: sự thật dễ chịu và sự thật đau lòng” đó là điều mà luật sư của ba cô đang nói. Cô bé cố lắng nghe, nắng chiếu lên màu vàng của bức tường bếp, hắt lên gương mặt nhỏ nhắn của cô thứ ánh sáng nhợt nhạt. Thật không dễ chịu chút nào, bởi vì đây là giờ tan học, lẽ ra giờ này cô đang chui trong cái mát lạnh của tiệm 7-Eleven hay đang nhắn tin tía lia cho bạn bè. Không dễ cho cô bởi vì cha cô đang ngồi gần đó, trên cái ghế cạnh quầy, nhâm nhi một cốc gì đó, chắc chắn không phải là cà phê. Gương mặt ông có vẻ dịu hơn thường ngày, những nếp nhăn ở khóe mắt ông mờ đi trong cái ánh tan chảy của buổi chiều. “Vết chân quạ trên khóe mắt” cô thích mấy chữ này, vì nó gợi đến những vết chân quạ trong câu chuyện kinh dị Edga Allan Poe. Chân quạ hay chân cú thì khác gì nhau? nguòi ta hay tả cái mũi cú, sao lại tả nếp nhăn ở khóe mắt là “chân quạ” nhỉ? điều đó chẳng hợp lý chút nào…

“Angelle” viên luật sư gọi đích danh khiến cô choàng tỉnh “Cháu có đang nghe đó không”
Cô bé gật đầu và nói thêm “có chứ” để chứng tỏ mình lắng nghe, nhưng cô nghe câu trả lời của mình xa lạ như từ cửa miệng của ai đó…
“Tốt ” Viên luật sư nói, dựa vào tường, đôi mắt đen tinh ranh nhìn cô chăm chăm “bởi vì điều này rất quan trọng, bác không cần phải nhấn mạnh thêm…” ông ta chờ cho cô bé gật đầu rồi nói tiếp “Có hai loại sự thật cũng như có hai loại nói láo vậy: nói láo để lừa dối và nói láo chẳng hại gì ai” Ông ta thở phì như sắp phải bước vào bồn tắm nước nóng “Và đôi khi nó còn có ích nữa, cháu hiểu điều bác nói chứ”
Cô bé vẫn câm như hến. Dĩ nhiên Angelle hiểu chứ, cô đâu phải mới lên chín như em cô. Cô đã mười hai và sắp mười ba tuổi rồi chứ ít gì. Yên lặng, không nói năng, không gật đầu, không cả đến cái chớp mắt, đó là cách cô phản kháng ngầm người lớn.

“Như trong vụ của cha cháu” viên luật sư tiếp tục “Cháu hay thấy trên TV, hay trong phim, mấy ông quan tòa thường yêu cầu “nói thật, tất cả sự thật, không gì ngoài sư thật” rồi còn bắt tuyên thệ, ai cũng phải làm vậy trươc tòa, bác, ba cháu cũng sẽ phải làm vậy ” Ông ta nhâm nhi cốc nước, Angelle nhận ra cái cốc của mẹ cô thời đi học, với chữ BU đỏ đậm- Boston University. Viên luật sư quay cái tách vòng vòng như thể nó là một con cờ mà ông chưa biết phải tiến thoái thế nào”Điều bác muốn, ba cháu cũng muốn, chính xác hơn là ba cháu rất cần là cháu hãy ghi nhớ điều này: có sự thật tốt đẹp, có sự thật chỉ gây đau lòng, nhớ đó. Cháu sẽ được ngừoi ta hỏi đến, những nguoi có liên quan cũng sẽ được hỏi, ngừoi đàn bà đi bộ, cậu bé chạy xe đạp, mỗi nguoi sẽ khai một cách khác nhau. Viên chánh án sẽ hỏi cháu xem điều gì đã xảy ra hôm ấy? chỉ ông ta và bác là hỏi cháu thôi, không có gì phải lo cả…”

Nhưng Angelle lo lắng lắm, vì cô thấy luật sư Apodaca đã có mặt ở đây ngay phút đầu, trong bộ vét sang trọng và ánh mắt tinh ranh. Cha cô thì bị còng tay dẫn độ trên đường, cái xe đã bị niêm lại, nghĩa là từ nay không ai có thể được xử dụng, ngay cả má cô khi từ Pháp có trở về hay cô giúp việc Dolores có đến…Cô đã cảm thấy có điều gì đó rất nặng nề từ ánh mắt của cha cô, từ cái giong nói đang ngọt như đường của viên luật sư bỗng chuyển qua khô khốc. Họ cứ đứng trên cao mà truyền xuống, làm như cô chỉ là đứa bé không hiểu biết gì. Nhưng cô hiểu mà, hiểu mà…

Ngày hôm xảy ra tai nạn, cha cô đã ăn trưa với Marcy ở bến cảng, nơi ông có thể ngồi ngoài trời, nhìn ánh mặt trời chờn vờn trên những cánh buồm khi con tàu lướt sóng. Ánh sáng rời rạt theo sắc mây, rồi tụ lại, rồi chượt tan tác, biến chuyển không ngừng…

Đó là điểm ưa thích duy nhất của ông ở cái thành phố này. Duy nhất. Bất kể là ông đã cảm thấy nặng nề cỡ nào, bất kể là cuộc đời đã quất vào ông những đòn chí tử, bất kể khối công việc dồn ứ, thúc bách, công việc mà phải đến cả một đội quân chưa chắc đã kham nỗi…Ông vẫn thấy yêu nơi này, một góc nhìn ra bến cảng, nơi nhấp nhô những cánh buồm, nơi bóng núi xanh phẳng lặng ôm lấy nét cong vòng của bến cảng. Biển, và ly rượu Sauvignon Blanc lạnh ngắt trong tay, chỉ có hai thứ đó mới làm lòng ông lắng dịu. Ông đang uống ly thứ hai khi Marcy đến. Nàng nhún nhảy trên đôi giày cao gót như các cô người mẫu trên sàn, lướt theo lối đi đến bên ông. Nàng nở một nụ cười rất vô tư, nụ cưới làm đôi mắt nàng ngời sáng, nụ cười làm cho mọi thứ chung quanh trở nên đơn giản: ngày hay đêm, ấm áp hay lạnh lẽo, biển và mùi nồng dịu, và nhất là ông kẻ đang lững lơ chinh giữa mọi thứ, cũng trở nên nhẹ hều… Nàng cuối xuống hôn ông trước khi thả mình xuống chiếc ghế “Trông tuyệt quá” nàng ám chỉ ly rượu vàng óng trước mặt ông và cong ngón tay gọi người hầu bàn.
Họ nói gì nhỉ? chỉ là những chuyện vặt vảnh của đời sống. Nói về công việc của nàng, đôi giày nàng mới mua rồi trả lại, rồi lại mua! Về cuốn phim họ coi hai hôm trước, lúc họ bên nhau. Và nàng đã không ngờ là ông lại thích đoạn cuối của phim “ướt át quá” nàng nói lúc rượu đưa đến. Sao mình không lấy nguyên chai nhỉ? được thôi.

“Em không tin như thế”
“Tin gì? Chuyện người chồng trở lại với vợ à?”
“không phải..mà đúng, có vẻ lý tưởng quá! nhưng mà phim Pháp là vậy đó, luôn có hình ảnh của những nàng vừa phóng khoáng vừa yểu điệu, ở độ tuổi ba mươi”
“hay bốn mươi”
” với đôi chân dài, đôi mắt đen láy, nụ hôn khêu gợi…dù có lấy được một chàng trai tuyệt vời cỡ nào cô nàng vẫn không thỏa mãn, vẫn cứ muốn ngủ với cả làng, bắt đầu là với anh chàng hàng thịt”
“Juliette Binoche” ông nói, men rượu đã bắt đầu thấm, ngà ngà sảng khoái.

“Đúng đó, dù không phải là nàng thì cũng ai đó, trong cái mớ phim Tây này…nhưng loại phim này hinh như đã xưa rích, đến cả hai chục năm rồi mà” nàng đặt ly rượu xuống và cười phá lên, tiếng cười ngắn, lanh lảnh đi vào lòng ông. Chẳng cần nhớ đến bất cứ thứ gì, chẳng nhớ gì sấc! chỉ có chai rượu đang ướp trong bucket mát lạnh, lạnh như cái hầm rượu mà từ đó người ta vừa lôi nó lên.
“Và rồi cả làng sẽ nhào ra mà hoan hô nàng ở cuối phim vì đã can đảm trưng ra những tư tưởng hay ho này, và rồi ông chồng lại…lạy chúa tôi…”
Chả sao, chẳng có gì làm ông cảm thấy khó chịu lúc này. Ông đang yêu mà. Những cánh chim bồ nông trắng đang lướt nhẹ ngoài eo biển, và đôi mắt nàng thật gợi tình. Nhưng ông phải khiến nàng ngưng lại ít phút mới được “Martine cô ấy không phải là người như em nghĩ, và anh cũng thế”

Nàng nghiên nhìn qua vai trước khi rút ra điếu thuốc, dù sao đây cũng là Cali. Và khi nàng nghiên mình đốt thuốc, mái tóc xòa xuống. Nàng nhoen một nụ cười, vòng khói thuốc bay tròn, chựng lại trong cái lạnh, nàng rít vào một hơi dài. Họ thôi không tranh cãi nữa.

Marcy vừa tròn hai mươi tám, nàng tốt nghiệp từ UC Berkeley, nàng cùng em gái mở một cửa hàng bán đồ hội họa ở cuối phố. Nàng tốt nghiệp với hai major vừa Hội họa lại vừa Phim ảnh. Nàng thích đi làm bằng xe đạp. Nàng là cô gái gốc Á châu, đúng hơn là ngừoi Hoa, thứ người Hoa dòng dõi đó nhé, nàng chỉnh ông. Trong lần gặp đầu tiên nàng đã kể với ông: Ông tổ bốn đời của nàng đã lén trốn trong những cái thùng đựng bột mì, trên một con tàu buôn xuyên Thái bình Dương có tầm cỡ để di cư. Nàng lớn lên ở Syracuse, ở một vùng bán nông thôn, vì vậy nên nàng phát âm tên ông Alan trở thành Eelan. Cái lối ấy lại khiến ông mê mẫn “Em thật hiếm có” ông vuột miệng trước khi biết minh nói gì. Mà thật ra cũng vì ông không hiểu hết ý nàng. Nói vậy có quá không? Ông nói với nàng: ông chỉ có thể nhớ nhiều lắm là đến ba đời thôi “Ông của anh đến từ Cork, nếu có trốn trong thùng để xuống tàu thì cái thùng đó nhất định chứa toàn rựou, thứ rượu Martine hảo hạng của Pháp” ông cười “Nhưng đâu cần nói nhiều, em nhìn anh là biết rồi phải không”

Chai rượu đã vơi đi một nữa, nhưng có vội gì đâu, chiều nay cả hai đều nghỉ mà, và cũng chả có gì phải tranh cải. Và khi thức ăn đưa ra, họ nhìn nhau một thoáng thông hiểu trước khi gọi thêm một chai nữa. Họ ăn và uống, từ tốn, chậm rãi, cho đến lúc dưới đôi mắt ông thế giới xung quanh biến thành khác lạ. Ông nhấp ly rượu, cảm thấy tia nắng đang quấn quanh vai mình, ông nhìn qua vai nàng, trong khoảnh khắc sau lưng nàng, cái eo biển chợt trông như một đường ray chạy dài. Cái lạnh như sợi lông vờn nhồn nhột trên da, lồng ngực của mặt trời trắng xóa, trắng như không thế nào trắng hơn. Mọi thứ toàn hảo quá! sinh vật ngồi cạnh ông cũng hoàn hảo! Ông định nói với nàng như thế, nhưng thay vì vậy ông lại lè nhè “Kể cho anh nghe chuyện mấy đôi giày đi”
….. ……
Sau đó, khi luật sư Apodaca đã lái chiếc xe mui trần Mercedez ra khỏi lối đi, buổi chiều trong nhà chỉ còn lại tiếng phone nhắn tới lui, lập lại. Chi giúp việc làm cho họ món ăn tối và kem tráng miệng. Angelle và Lisette chúi đầu vào bài tập, căn nhà yên lặng chỉ còn âm thanh rên rỉ từ cái máy hát của ba cô ở phòng khách vọng tới. Xong môn toán rồi đến bài viêt về Aaron Burr cho môn sử của thầy giáo. Angelle vào bếp tính lấy một ly nước trái cây hay ly chocolate nóng. Cô chưa biết chọn thứ nào, cánh cửa tủ lạnh mở toang, mặt đá của quầy bếp sáng loáng. Angelle không nghĩ ngợi được gì lúc này, kể cả bài sử. Cô đi vào phòng khách, nhìn thấy cái ánh sáng từ TV lấp lóe, cô dừng lại. Cha cô vẫn còn ở đó, nằm dài trên ghế sô-pha với quyển sách trong lòng, cái TV đang chiếu trận đá banh, nhưng câm, chỉ có tiếng nhạc từ máy hát vọng tới. Gương mặt ông đôi khi vẫn vô hồn như thế khi ông đọc sách hay ngồi thừ người nhìn qua cửa sổ. Ông ôm cái cốc bằng một tay, để trên ngực cạnh quyển sách.

Chiều nay ông đã ngồi ăn với các con, nhưng ông chẳng đụng đến món nào, ông nói ông sẽ ra ngoài ăn tối trễ, với ai thì ông không nói, nhưng Angelle biết là với Marcy, người đàn bà châu Á. Angelle đã thấy cô ta hai lần qua cánh cửa xe và Marcy cũng đã vẫy ngón tay chào cô. Cô cũng có một cô bạn Á châu ở lớp, tên là Xuan, cái tên nghe thích hợp với châu Á, gợi đến một xứ sở xa xôi nào đó, nhưng đối với Marcy thì có vẻ như không phải vậy…
“À” cha cô nói và ngẩng đầu lên khiến cô nhận ra là mình đang đứng nhìn ông “Gì vậy? con làm bài xong chưa? Có cần giúp gì không? Bài essay sao rồi? có cần ba gợi ý gì không? Viết về ai vậy? Madison hay Burr, Burr đúng không?”
“Không cần đâu”
“Thật chứ?” âm của ông khàn khàn nặng nề trong cổ họng.

Angelle đóan rằng ba sẽ đón tắc-xi đi tối nay và rồi Marcy sẽ đưa ổng về “Con có thể tự làm lấy, không sao” ông đưa tay lên nhìn đồng hồ “còn tới ba mươi, không bốn mười lăm phút nữa “
Angelle nhâm nhi tách chocolate, đọc một mẫu chuyện của William Faulkner cho môn tiếng Anh. Cô nghe tiếng cha rời phòng khách vào hành lang, sau đó tiếng của ông thầm thì, rồi chợt cất cao, rồi rì rầm, rồi phấn kích…mất một phút cô mới nhận ra là ba đang đọc truyện cho Lisette trước lúc ngủ. Căn nhà chợt yên tịnh và Angelle nin thở lắng nghe, và rồi trong phút chốc cô nhận ra ngay: Balto. Ba đang đọc Balto, câu chuyện mà cô yêu thích nhất khi cô bằng tuổi Lisette. Âm thanh của ông vọng dọc theo hành lang và Angelle như đang thấy những trang sách đầy hình ảnh mở ra trước mắt: Balto một chú chó kéo xe đầu đàn…Ánh nắng loáng trên lồng ngực của Balto, và rồi bão tuyết quất lên người chú chó, cả đoàn xe đang chống chọi với gió, tuyết và cái lạnh kinh hồn dưới 40 độ âm của Alaska, để chở nước biển (serum) cho trẻ em đang bệnh nặng ở Nome. Những đứa trẻ sẽ chết mất nếu Balto không vượt qua được. Bênh bạch hầu đang hoành hành và phi cơ thì không bay được vì bão tuyết. “bệnh bạch hầu là gì” cô đã hỏi ba, và ông tiến đến giá sách lấy xuống cuốn tự điển bách khoa đưa cho cô “Mọi thứ có cả trong sách, bất cứ điều gì con cần đều ở đó cả”
Đôi chân của Balto rướm máu, tuyết đóng cứng giữa những ngón chân của nó. Những chú chó khác đã lùi bước, nhưng Balto chú chó đầu đàn đã không hề nao núng. Chú thúc giục, lôi kéo, nhất định bắt cả bầy phải tiếp tục cuộc hành trình. Balto với đôi vai vững chãi và cái đầu không khuất phục đã kéo đoàn xe chó đi suốt ngày và cho đến khi đêm xuống tối đen, không thể nào biết được là chúng có vượt nỗi hay không…
Và khi Angelle ngồi vào giường cô còn nghe tiếng ba rì rầm, cô chờ nghe cái giọng ngây ngô của Lisette vang lên “ba, ba, lạnh dưới 40 độ âm là lạnh cỡ nào lận” hay “Ba ơi bệnh bạch hầu là bệnh gì?” như cô đã từng hỏi ba lúc nhỏ…
…. …..

Mặt trời đang rãi những tia sáng mỏng trên bến cảng, Marcy dựa vào ghế, gối tay lên đầu, đôi chân duỗi ra phơi nắng. Đôi chân của nàng dài, săn chắc, và sạm nắng, đã khiến cho ông nghĩ đến phần còn lại của cơ thể nàng, nghĩ đến lúc nàng làm tình. Ông chú ý thấy một vêt sẹo ở đầu gối trái, vết sẹo hình oval trông như một vết đốt. Ông đang sắp hết chai thứ hai, và mọi vật trờ nên sắc nét từng chi tiết. Ông nghĩ mình không cần uống thêm, nhưng buổi chiều còn nguyên vẹn quá! Một chai cognac, ừ một chai nữa thôi là đủ.

Marcy nói về Bettina cô gái giúp việc trong cừa hàng của nàng mà ông có gặp đôi lần, Cô ta độ mười chín, nét mặt khá xinh, và mềm mỏng. Cô ta là loại “party girirl” đêm nào cũng đi Club, nên gầy nhom.
“Cô ta dùng Cocaine?” ông hỏi, nàng nhún vai “liệu có ảnh hưởng đến công việc không?”
“Hiện nay thì chưa, cô ấy hay đi bác sĩ, sau bữa trưa hay có những cử chỉ phấn kích khác thường” Ông chờ cái miệng xinh xinh của nàng nói xong, đưa ngón tay lần dọc theo chân nàng “Em có một vết sẹo đây nè” “À, cái sẹo đó hả” nàng nói và lập tức co chân lại “Có từ lúc em còn nhỏ đó “Bị phỏng gì vậy” “Bị té xe thôi” nàng nói chắc nịch.
Ông xoa xoa đầu gối nàng, cảm thấy nguoi nóng ấm, ông với tay uống một ly nữa “trông như bị phỏng đó” Nàng phá lên cười “không đâu, té xe đó, anh mà thấy em tập xe, trời, té nằm mẹp như xe hủ lô cán”
Và đôi mắt nàng mơ màng như nhớ về quá khứ, cả hai cùng tưởng tượng đến cảnh cô gái nhỏ té xe, đầu gối trầy sướt tội nghiệp. Ông không còn nhớ gì đến Angelle và lisette, chưa kịp nhớ gì cả, ngày đang xuống rất chậm “làm một ly Cognac nữa nhé” “sao lại không?”
Và khi nguoi hầu bàn đến, một cậu sinh viên với đôi mắt trẻ con, khiến cho ông bỗng nghĩ tới điều gì đó “Angelle và Lisette” Phải rồi! ông phải đón tụi nó mỗi chiều thứ tư ở sân tập đá bóng. Martine đâu có đây, nàng đang ở Pháp, sống cuộc đời riêng của nàng. Và hôm nay là thứ tư.

Angelle nhớ đã phải chờ ba rất lâu hôm ấy, ông vẫn hay đón trễ vì phải làm việc, ông lúc nào cũng có vẻ bận rộn. Cô đã kê sách trên gối làm hết một nữa bài tập về nhà rồi, ông vẫn chưa tới. Mặt trời đã lặng khỏi ngọn cây, cô thấy lanh vì mồ hôi đã ươt đẫm áo lúc chơi banh. Đội banh của Lisette xong trước nên đến ngồi cạnh chị một lúc, nó vẽ chữ rồi tô màu, một lúc cũng thấy chán nên bỏ đi chơi với những đứa trẻ mà cha mẹ đón muộn.

Cứ mỗi phút lại có chiếc xe xuất hiện đầu đường, nhưng vân không phải là cha cô. Cô dõi mắt theo chiếc SUV màu đen đang đậu trước trường, Dani và Sarah chui vào xe,cười nói líu lo, và cánh cửa xe đóng sầm lại. Ánh đèn thắng xe chớp lên, chiếc xe rời khỏi bãi đậu, lăn bánh từ từ, Angelle nhìn cho đến khi nó khuất sau góc đường. Ba mình bận lắm, cô biết mà, ông luôn phài đào bới trong đống công việc, “Đào bới” là chữ ông hay dùng. Cô bé thường tưởng tượng ba đang ở văn phòng ngập trong đống giấy tờ, ông phải dùng cái xẻn bới nó như người phu lục lộ đào đường.. Nhưng cô không chờ nỗi nữa rồi. Cô thấy vừa đói lại vừa lạnh vừa mõi mệt, và ba ơi ba đang ở đâu…
Mặt trời xuống dần sau những rặng cây Palm sau trường, hai đứa bé cuối cùng trong sân cũng đã được mẹ đón rồi. Lisette tới ngồi bên cạnh chị, căn nhằn “Ba lại xỉn rồi, em biết mà, đúng như má nói” Cô phải trấn áp nó “Em nói vớ vẩn gì vậy, im đi” và lúc ấy thì cô thấy ba đến. Chiếc xe trườn đến từ từ, chậm chạp.
…… ………
Angelle nhớ ba cô thường nói: luôn phải nhớ đến cái thắng tay khi lái xe, dù cô chỉ mới mừoi ba, chưa đủ mười sáu và cũng chưa muốn tập lái. Lúc đó cha con đang đi chơi núi vào mùa hè, mùa hè đầu tiên mẹ cô bỏ ra đi. Không có ai trên quãng đường ấy cả nên ba cô đã bảo “Con đủ lớn để lái thử rồi đó” Mà cũng đúng chứ, cô trông cao hơn nhiều so với lứa tuổi, nhiều người cứ tưởng cô học lớp tám hay chín rồi.”Cứ lái tới đi, dễ mà” ông bảo “Như con đang chơi trò đua xe vậy, miễn đừng tông vô cái gì thì thôi” Cô cười vang, cô nắm tay lái và ba bên cạnh kèm, cô vừa lái vừa thót cả tim cho đến lúc tưởng như bay ra khổi ghế mới ngừng. Mọi thứ qua kính xe lúc ấy trông lạ lắm, bụi bặm, con đường như một dòng sông đen ngoằn ngèo. Chiếc xe chạy chậm rì, chậm như cái xe của ba bây giờ vậy.

Khi cha cô đậu xe lại, Angelle thấy ngay là có chuyện gì đó rồi. Ông cố mĩm cười với các con, nhưng gương mặt ông nặng trịch, cứng đơ, giống như cái mặt bằng đá của mấy ông tổng thống khắc trên đỉnh Mount Rushmore, nụ cười của ông lệch lạc, nhăn nhúm. Một nỗi giận dữ trỗi lên trong lòng Angelle. Lisette đã nói đúng, ba lại say rồi. Nhưng cơn giận chưa kip dâng lên đã tan biến ngay, cô lập tức thấy sợ, sợ lắm.
“Xin lỗi, ba hơi trễ…” rồi không nói được thêm ông mở cửa xe bước xuống lề đường, nặng nề dựa vào hông xe. Mất cả phút ông mới lôi cái kính mát ra và kéo vạt áo lau rồi đeo lên, dù là trời đã tối thui “Nghe nè” ông nói khi Angelle quăng cái cặp vào xe “Ba quên canh giờ, ba xin lỗi nhé, thật đấy” Angelle đưa mắt nhìn, cái nhìn khiến cho ông xốn cả nguoi “Con đã đợi từ lúc bốn giờ tới giờ đó!” giọng cô đầy trách móc. Cô mở cửa sau định ra ngồi với em, để chứng tỏ mình đang giận. Ông đưa tay ngăn lại, và vén những sợi tóc đang lòa xòa trước mắt cô
“Con phải giúp ba, ráng giúp ba một chút…” giọng ông van nài “bởi vì..” những âm thanh líu ríu trong cổ họng ông “ba đâu cần phải nói láo, láo làm gì lúc này…”
Ánh nắng đã tắt hẳn, một chiếc xe lướt qua, chú bé trong xe ngoái cổ lại họ nhìn tò mò
“Ba ăn cơm tối với cô Marcy, ba cũng cần phải vui một chút chứ, ai cũng phải vậy thôi, không có gì sai” ông cho tay vào túi rồi đặt lên mái tóc Angelle trở lại “Ba với cổ có uống chút rượu khi ăn” Angelle vẫn yên lặng nhìn ông, nhưng cô để yên cho đôi tay ông siết đôi vai cô như những lúc cô được điểm A hay tự nguyện rửa chén mà không cần ai bảo ” Ba biết trông tệ lắm, ba không muốn thế này chút nào, nhưng con phải giúp ba lần này..” ông bỏ mắt kính xuống và cô có thể nhìn thấy đôi mắt lờ đờ của ông “Ba nghĩ là không thế nào lái xe được”
….còn hai mai rưỡi là tới nhà thôi, ông quên ghé In-N-Out để tụi nhỏ ăn rồi “Minh ăn Pizza tối nay nhé, con thích Pizza với gì hả Lisette? mashed worm head nhé? Ông đùa để cho gương mặt của cô bé bớt căng thẳng, không để ý đến chú bé đang đi xe đạp. Angelle hét lên một tiếng nấc nghẹn, một cái gì đó va vào đầu xe và văng ra lấp loáng.

….

Căn phòng chờ của tòa án thoảng mùi sáp ong, cái mùi quen thuốc mà nguoi ta vẫn dùng để lau sàn của lớp học, cái mùi vừa nồng vừa dịu. Nhưng Angelle đâu có đang ở lớp, sáng nay cô đã phải nghỉ học để đến đây, nghe quan tòa, luật sư, bồi thẩm đoàn phán xét về tội trạng của ba cô, họ muốn nghe những điều cô biết. Những điều có thể không hoàn toàn thật nhưng cần thiết “cần thiết lắm” đó là lời luật sư Apodaca nói khi cô ngồi trong phòng đợi với ba cô, ông cứ muốn cho cô phải hiểu vậy.

Ba cô nắm tay cô đi vào phòng đợi, rồi ngồi cạnh cô trên chiếc băng gỗ. Viên luật sư cố thông qua mọi chi tiết cuối, bời vì ông muốn mọi người phải khai thống nhất “Phải thống nhất, nhớ đó” ông nói khi chồm qua cô và ba cô. Đôi giày của luật sư láng bóng, bóng còn hơn cái sàn nhà. Angelle nhìn và nghĩ đến những cậu bé đánh giày. Có thề là một thằng bé Mễ, hay một thiếu niên bỏ học, đã cuối xuống đánh giày khi ông đang ngồi trên chiếc ghế da, đọc tờ báo hay đọc hồ sơ, đọc rất “chi tiết” như bây giờ. Ông nhắc nhở, gặng hỏi cô từng chút một cốt để cho vụ này trót lọt

Ba cô siết bàn tay cô lần cuối rồi đứng lên. Ông đang mặc một bồ vét mới trinh trọng màu xanh đậm, khiến cho da mặt của ông nhìn trắng như bột. Mái tóc ông mới cắt, ủi thẳng đến tận mang tai. Ông mang một cái cà-vạt trơn màu xanh đen, u tối. Nét mặt ông nặng nề, da mặt nhăn nheo. Ông nhìn già nua mõi mòn, không còn chút gì là “anh hùng” mà chỉ như một gã thất nghiệp, trắng tay.
Ông Apodaca không nói gì cả, để sự yên lặng bao trùm căn phòng cho đến lúc ba cô đi khuất, ông mới dựa vào lưng ghế ngay trước mặt cô, ông nhắm mắt lại rồi mở ra nhìn cô chăm chú, đôi mắt ông dường như ương ướt “Cháu hãy lắng nghe cho kỷ những điều bác nói đây Angelle” âm thanh của ông thì thào, nặng nề “Bởi vì điều này sẽ liên quan đến cháu và em cháu suốt đời” ông dừng lại, Angelle thắt cả ruột, cô định không nói gì nhưng vẫn phải trả lời “Dạ, cháu hiểu mà” Nhưng bất chợt ông cất cao giọng, âm thanh gay gắt “Nhưng thật ra cháu không hiểu đâu, cháu không biết điều gì sắp xảy ra đâu, có phải không?”
“Dạ không” cô thì thầm
“Ba của cháu bị kết tội lái xe khi say rượu, ổng đã nhận lỗi rồi, và họ sẽ thu bằng lái, ổng sẽ phải đi học luật, phải nhờ ngừoi đưa đón các cháu đi học. Vấn đề rất trầm trọng, và bác không muốn làm cho nó nhẹ đâu” ông nhìn cô chằm chằm “Ba cháu còn bị kết thêm tội trạng thứ hai nữa: tội đã gây nguy hiểm cho trẻ con, không phải cho thằng bé đi xe đạp đâu, rất may là nó chỉ bị xẻ gối và cha mẹ nó đã thỏa thuận bồi đền, cái tội to nhất là đã để cho cháu làm điều cháu muốn. Và cháu có biết điều gì sẽ xảy ra khi tòa án kết tội này không?”
Angelle không biết, nhưng cô chỉ nghe giọng ông đầy sự u tối, đe dọa, khiến cô cảm thấy nhỏ bé và sợ hải
“Họ sẽ đêm cháu và em cháu ra khỏi nhà” Ông đứng lên, chắp hai tay như không chịu nổi điều tệ hại này “Và cả trong trường hợp tồi tệ ấy thì má cháu cũng không trở về đâu, không bao giờ”
….. …….. …….

Ông có thấy xấu hổ không? Có nao núng không? Có bỏ uống rượu để làm lại cuộc đời không? Có, có chứ. Bây giờ là mười một giờ ba mươi sáng, con gái ông, Marcy, chị giúp viêc, tất cả đang ngồi sau lưng ông ở tòa án…
Mười phút trước đó ông đã lén rút chai rượu nhỏ dấu trong túi làm một ngụm trong restroom và súc miệng, nhai một mớ kẹo TicTacs để đánh tan mùi rượu. Điều đó thật hèn nhát, khó tha thứ, nhưng ông cảm thấy sợ hải và cần phải bám víu làm một cái gì đó…

Hình như các vị ở tòa muốn kéo dài thời gian để thử thách ông. Đôi chân ông bắt đầu ngọ ngoạy và lúc lắc, rượu đã không xóa tan được sự sợ hãi, bứt rứt trong ông lúc này. Công tố viên là một người phụ nữ, trông bà ta oai vệ như một nữ hoàng. Luật sư Jerry thì gọi bà là “con chó dữ tấn công” Giọng nói của bà đầy vẻ mĩa mai, nghi hoặc.
Con gái ông đang ngồi đó, ngay sau lưng ông, bỏ học vì ông “Minh là loại cha gì vậy?” ý nghĩ đó làm ông cảm thấy nặng nề đến nỗi không muốn nghĩ tiếp. Ông cố tránh không quay đầu lại, không cả một nụ cười, cử chỉ nào an ui đối với Angelle, ông không muốn mọi người nghĩ là ông đang giám sát cô.

Nhưng luật sư Jerry thì không vậy, ông ta cứ sát hạch cô bé từng phút, ông đã ra lệnh cho cô phải ăn mặc thế nào để trông cho nhỏ hơn tuổi, để quan tòa không nghĩ là cô dám nói láo, dám ngồi trước tay lái xe. Jerry đã ba lần bảo cô vào thay lại quần áo, và cuối cùng cô mặc một chiếc đầm trắng cổ cao, cái áo mà cô chỉ mặc vào những ngày lễ hội ở trường, chân mang đôi giày da trắng, chật chội. Dường như có điều gì đó không ổn, cha cô cảm thấy thế khi nhìn cái cách Angelle vương thẳng đôi vai, gương mặt cô đanh lại, đôi mắt cô nhìn xoáy vào ông. Lẻ ra ông đã phải tỏ ra chú ý tới cô hơn một chút, nhưng Marcy đang có mặt lúc đó. Viên luật sư thì lúc nào cũng khư khư ý của mình. Lúc lên xe ông cố ý đùa với Angelle một chút cho nhẹ nhom “Minh được nghỉ một ngày, chà thầy cô của con sẽ nghĩ gì nhỉ?..” nhưng rồi Jerry đã lại tra vấn cô khi cô vừa vào xe. Cô ngổi lọt thõm vào trong ghế xe cạnh Marcy, gương mặt kín bưng.
Căn phòng xử án rộng gấp đôi phòng đợi, và chật ních người. Toàn là ngừoi lớn cả, trừ một cô trông chỉ trạc tuổi hai mươi, mặc một bộ vét sang trọng, ngồi ở Jury box. Bồi thẩm đoàn hầu hết là đàn ông, trông có vẻ như doanh nhân, Angelle đoán thế vì thấy đầu họ hói và những ngón tay múp míp.

Viên thẩm phán ngồi ở cái bục ngay trước mặt, lá cờ của tiểu bang Cali một bên, cờ nước Mỹ một bên. Angelle ngồi ở hàng ghế đầu, giữa em cô và chị giúp việc. Ba cô và luật sư ngồi ở cái bàn phía trước. Viên luật sư gọi tên cô, viên thẩm phán nhìn cô mim cười khuyến khích.

Tất cả trôi qua như một giấc mơ rời rạt mà Angelle vẫn nhớ mãi về sau này. Tiến lên phía trước, đưa tay phải cao lên để thề nói sự thật, không gì ngoài sự thật. Rồi bất chợt cô được đưa đến ghế nhân chứng, mọi thứ trở nên ồn ào và chói lòa trước mắt, như Ti vi đang chợt từ kênh này nhảy sang kênh khác. Ông Apodaca đang đứng ngay trước mắt cô, giọng ông êm như ru như đang hát, ông hướng cô theo những câu hỏi mà họ đã tập dợt tới lui nhiều lần trước đây. “Vâng, ba cháu đã tới trễ…và không, cháu không thấy điều gì khác lạ ở ông. Ông luôn đón chúng cháu vào thứ tư, vì ngày đó chị giúp việc nghỉ, đâu có ai khác làm việc này, má của cháu hiện đang ở Pháp”
Căn phòng yên lặng như tờ, mọi nguoi như đang ghim từng lời cô nói. Cô muốn nói thêm về mẹ cô, mẹ cô sắp về rồi, bà đã hứa như vậy khi gọi cô từ Saint Germain des Pres. Nhưng luật sư đã không để cô nói, ông cứ hướng cô theo ông, dùng cái giọng ngọt như đường để mà lèo lái cô, cô không thích như vậy. Cô chỉ muốn nói về mẹ cô, về Lisette, về trường học, về hơi thở nồng mùi rươu của ba cô…
“Ai đã lái xe hôm ấy” viên luật sư cất tiếng thật mềm mỏng
“Cháu muốn nói một điều” Angelle nói và nhìn thẳng vào đôi mắt của ông “bởi vì bác đã sai khi nói về mẹ cháu, bởi vì mẹ cháu sẽ trở về, mẹ cháu đã nói với cháu rồi mà” cô chợt thổn thức.
“Đúng” ông nói nhanh “đúng vậy, bác hiểu mà, nhưng mình cần phải trở lại vấn đề…cháu hãy trả lời đi nào”
Sự yên lặng mỗi lúc một nặng nề. Sự yên lặng của đáy đại dương, yên lặng của đêm đen khi chú chó Balto lê đôi chần rướm máu trên tuyết lạnh. Và cô chợt phóng tia nhìn về phía ba cô, gương mặt ông đang chìm trong nỗi tuyệt vọng, bối rối và sợ hãi. Cô cảm thấy thương ông hơn bao giờ hết.
“Angelle” viên luật sư gọi cô, âm thanh cố nhỏ nhẹ “Angelle”
Cô quay lưng lại, nhìn phiên tòa, nhìn nguoi đàn bà trẻ trong bộ đồ vét, và chờ cho câu hỏi lập lại từ từ “Ai? Ai đã lái xe”
Cô bé ngẩng mặt lên nhìn vào viên thẩm phán, những lời nói chợt vụt ra khỏi miệng cô, những lời nói như đã chực chờ sẵn từ bao giờ. Nói sự thật, sự thật đau lòng, sự thật không ai có thể ngờ đến, vì cô đã mười ba rồi, sắp đến tuổi Teen rồi chứ đâu còn con nít, cô sẽ làm cho mọi nguời phải hiểu “Tôi, tôi đã lái xe” Cả phòng ào lên những tiếng xì xào, kinh ngạc, dè bĩu. Angelle nghĩ là mọi ngứoi không nghe rõ nên cô nói to lên, thật to, gần như hét trước cái ống kính đang quay cuối phòng. Rồi cô quay lưng khỏi viên thẩm phán, quay lưng khỏi cái camera, khỏi những khán giả của phiên tòa, khỏi cái máy ghi âm. Cô quay lại, nhìn thẳng vào ba cô.

04/12
Hx

Lời người dịch: người dịch có lượt bỏ vài chi tiết để cho câu chuyện được cô đọng và dễ hiểu hơn

10 BÌNH LUẬN

  1. RE: Balto
    Một truyện ngắn khá hay qua bản dịch súc tích, uyển chuyển của Hà Xưa.
    Câu chuyện về chú chó dũng cảm Balto đã ảnh hưởng thế nào đến cô bé Angelle ? Đó là chấp nhận sự thật để vượt qua nó.Nếu chú chó Balto dám vượt qua bão tuyết thì cô bé đã vượt qua sự dối trá do viên luật sư dẫn dắt để khai trước tòa đúng sự thật: Tôi đã lái xe!
    Ảnh hưởng sách vở gắn sâu vào tiềm thức trẻ con.Cảm ơn tác giả và người dịch đã nhắc nhở lại điều ấy.

  2. RE: Balto
    Đây là một trong những chuyện ngắn hay của Mỹ 2007, H chọn vì thấy Boyle tả nhiều chi tiết rất hay: cảnh biển, cơn say của mọt nguoi đàn ông, tâm trạng cô bé Angelle và trên hết là vì chủ đề như anh LV nói.
    Dich khó hơn viết vì chuyển cái ý của Tây cho Ta nghe mà, H cũng ngại lắm nhưng tiếc công dịch nên mới gữi đó 😛

  3. RE: Balto
    Cảm ơn Hà đã bỏ công dịch một truyện ngắn hay của T.C Boyle, một nhà văn gốc Mỹ, hạnh phúc là “được viết trong đắm say thôi thúc như một kẻ nghiện và được sống trong mơ mỗi ngày” (“Writing is the best rush I’ve ever found. I’m utterly, hopelessly addicted to it. I go into a kind of dream every day”).
    Tác phẩm của ông đa phần là truyện giả tưởng, đã được dịch ra hơn 12 ngôn ngữ trên thế giới, trong đó có tiếng Việt.
    Dịch luôn là một công việc khó, nhưng cũng thú vị như viết vậy phải không Hà? Nhất là bạn đang sống ở Mỹ, hiểu được cuộc sống và con người ở đó nên mình chắc là bạn đã đắm chìm trong Balto để biến câu truyện cho dễ hiểu hơn qua tiếng Việt.

  4. RE: Balto
    Đúng đó Tâm ơi, khi vớ được câu chuyện này mình rất thích, dù là lối viết của Boy khi dịch sang tiếng Việt hơi khó. Boyle miêu tả tâm lý nhân vật rất hay: cô bé Angelle dù trưởng thành sớm vẫn có suy nghĩ của trẻ con (tưởng rằng khi nói sự thật cha sẽ được tha và mẹ sẽ về) nguoi đàn ông khi say thấy thế giới nhẹ hều và rõ từng chi tiết, tính cách của viên luật sư…
    Tả cái dụ say sưa này chợt chớ mấy hôm trước mình mới có uống 1/4 ly vang đã thấy chân nhẹ hều, hi! hi!

  5. GỬI HÀ XƯA
    Cảm Hà Xưa đã dịch một truyện hay và cảm động.Có ai đó nói rằng: Dịch truyện là
    người sáng tạo thứ hai, đúng không Hà Xưa,Nguyễn Diệu Tâm ?

  6. RE: Balto
    Anh Lữ ơi, sáng tạo và phải giữ nguyên ý của tác giả, cái khó là ở chỗ đó! ví dụ như Boyle viet câu nói của Marcy về chuyện tập xe hồi nhỏ “You should’ve seen my training wheels-or the one of them. It was a flat-flaat- as if a truck had run me over” nếu dịch sát là “Anh nên coi em tập xe, hay coi một lần của buổi tập-giống như cái xe tải cán lên em”
    H đã dich gọn lại, vẫn giữ ý tác giả “Anh mà thấy em tập xe, trời, té nằm mẹp như xe hủ lô cán” để vừa có vẻ tự nhiên của tiếng Việt vừa khỏi bị Boyle cằn nhằn!
    hic hic, thú thật H thấy dịch khó hơn viết vì chỉ có thể sáng tạo trong cái lồng nhỏ xíu! nhưng cũng thú vị khi mình “tải” được một đoạn khó.

  7. Balto
    Chị Hà Xưa ơi! Cảm ơn chị, câu chuyện rất hay. Hôm nay TT mới có thể ngồi để đọc được hết và cảm nhận được ý nghĩa của chuyện. Nhờ chú chó Balto mà cô bé Angelie đã chiến thắng được bản thân mình. Những điều làm cho người lớn cần phải suy nghĩ…

  8. RE: Balto
    TRang ơi, cô bé Angelle vừa cam đảm vừa tội nghiệp, cô bé sẽ phải rời xa cha, một điều vừa đau lòng vừa cần thiết vì nguoi cha nghiện rượu. Cái hay của Boyle là ở chỗ đó, ông tả tâm lý nhân vật rất bén: Marcy là một cô gái đẹp, có quá khứ lờ mờ (qua vết sẹo) dù bao giờ cũng cho mình là “dòng dõi”, nhưng nguoi đọc vẫn thấy có chút hồ nghi về cô…

  9. RE: Balto
    Hà Xưa thân mến,
    Một truyện ngắn thật hay! Tác giả thật tài tình khi gắn kết những sự kiện với nhau thành mạch truyện cho đến khi kết thúc. D cũng thích những đoạn về tâm lý nhân vật, nhất là của Angelle, một cô bé nhạy cảm, hơi già trước tuổi do hoàn cảnh gia đình nhưng vẫn ngây thơ, có cái quả cảm ảnh hưởng từ câu chuyện về chú chó Balto mà người cha đã trìu mến đọc cho nghe từ nhỏ và bây giờ đến lượt cô em gái. Đọc mà không chán, do tác giả sắp xếp đan xen những bối cảnh và rất thích những nét tả cảnh như có như không, những nét chấm phá trên toàn cảnh câu chuyện. Chỉ có một thắc mắc, ông luật sư cố ép cô bé nói dối để làm gì? Thù lao của ông có xứng đáng(?) vì một khi sự việc bại lộ, ông lãnh hậu quả liền ấy chứ!
    Và người dịch cũng tài tình nữa (có một từ quá chính xác anh HNNgữ đã dùng [i]uyển chuyển[/i], D thêm một từ nữa là [i]tự nhiên[/i].
    Một câu chuyện hay, một bản dịch tự nhiên không gò ép. Hưởng gió đồng nội hoài, lâu lâu có được một cơn gió lạ, thật là thú vị. Chờ những truyện dịch đặc sắc nữa, Hà xưa ơi.
    Nd

  10. RE: Balto
    Dung nói rất đúng:luật sư sẽ bị rút phép hành nghề ngay nếu bị khám phá bày nhân chứng nói láo, vì vậy ông ta chỉ luôn hướng Angelle bằng câu nói mập mờ “nói dối không hại ai” và vặn vẹo mãi khiến cô bé phản kháng bằng cách hét lên “Tôi đã lái xe” Cô bé đã như Balto can đảm lái xe thay cha để đưa cha và em về đến nhà (nếu để cha lái trong cơn say, có thể là không ai còn sống) và dám nói sự thật trước tòa, nhưng rồi sự thật lại khiến cô và em sẽ không còn mẹ hay cha bên cạnh. Oái ăm là chỗ đó…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài Cùng tác Giả