…và trong những giấc mơ khi tôi gặp lại anh tôi, vẫn tuổi đôi mươi như thuở nào, vì đó là hình ảnh cuối cùng mà tôi nhìn thấy anh, dù sau này anh tôi không còn trẻ như thế nữa…
Anh tôi mất ở lứa tuổi bốn mươi, cái tuổi mà người đàn ông còn muốn làm biết bao nhiêu điều trên đời này. Cái chết của anh tôi đột ngột và đau buồn đến nỗi khi nhận được điện từ Mỹ gọi về, má tôi ngã gục phải sau nhiều tháng trời mói gượng dậy nổi, còn lũ em gái chúng tôi, dù bấy giờ đã là những người mẹ, vẫn ngơ ngác đau lòng như những đứa trẻ thơ…
Ba năm trước họ đã quyết đinh ly dị.
Đứa con gái nhỏ vừa lên ba cuối cùng cũng đã phải theo mẹ rời xa cha khi cha mẹ li dị. Vòng tay cha không nở rời xa con, nhưng phải đành… Căn nhà ấm cúng ngày nào giờ phải bán chia hai theo luật. Người đàn ông đau buồn đến nổi đã ngủ vùi như không muốn dậy suốt hai ngày trời khi mới dọn đến thuê một căn phòng khác, chủ nhà đã lo sợ không biềt gả đàn ông này có làm gì mờ ám? sao không thấy hắn không thức dậy mấy ngày trời.
Và từ đó, muốn hôn mái tóc đứa con thơ người cha đã phải lái xe hơn sáu trăm dặm.
Và rồi một ngày cuối năm dương lịch, cha lại đi thăm con, người chồng cũ đi thăm vợ, không biết điều gì đã xảy ra, anh tôi đã trở về sớm hơn dự định, dáng buồn bã…và hôm sau, trong lúc mọi đang quay quần đón một năm mới, anh tôi đã phải vào bệnh viện, một mạch máu nảo vỡ tan khi áp huyết lên…, lý do cái chết nghe cũng đơn giản như trăm ngàn rủi ro khác nhưng ẩn chứa sau lưng là nối buồn của một người đàn ông tị nạn đã mất tất cả, chỉ còn lại chút mái ấm gia đình nay cũng đã lạnh như tro…
Nhưng thôi, không nhắc nhiều đến nỗi buồn, càng không nuôi trong lòng những thắc mắc, vì anh tôi nếu còn sẽ không muốn điều ấy.
Tôi chỉ muốn nhắc đến ngày xưa, đến cái tuổi trẻ ấm áp của chúng tôi ỏ một thành phố biển … Gia đình chúng tôi khá đông con , mà hầu hết là con gái, trấn ở đầu là một ông anh trai, chính giữa là bốn cô con gái, và gút nút cuối là một cậu út dễ thương, niềm vui của cha mẹ tôi, và là dịp để cho mấy bà chị gái xảnh xẹ một chút…
Ba mẹ tôi đã đặt những cái tên cho bầy con gái xinh xinh (?) của họ nhũng cái tên thật kỳ cục, như những bậc cha mẹ quê thương con, thường vẫn chọn những cái tên xấu xí để cho lũ nhỏ khỏi bị “ông bà quở” …Chị đầu của tôi chỉ tội hay khóc một chút, đã được gọi là Mít ướt, bà chị kế có chiếc răng khểnk xinh xinh, không khểnh ra mà lại khểnh vào, đã bị gọi ngay là Sún, cô em gái út hay mút thức ăn như em bé mút sửa đã dược gọi là Múm, chỉ may mắn thằng út vì còn bé nên đã thoát nạn.
Còn tôi, sau một chút suy nghĩ anh tôi đã khoan khoái phán ngay: “Rễ Tre, vì tóc mi cả đời cứ quăn tít, mà lại ốm nhom như cây tre nên Rễ Tre là hay nhất”. Dĩ nhiên là tôi phản đối om sòm, anh tôi cứ tỉnh bơ: “Rễ Tre không chịu thì Rễ Dừa nghe, Rễ dừa còn xấu hơn rễ tre đó, nghĩ lại đi em ơi…”
Tôi nghĩ: dầu sao rễ tre cũng con nghe…thơ mộng hơn, nên đành chấp nhận và dấu biệt bạn bè cái tên này. Chỉ có anh tôi là khoan khoái gọi Rễ Tre ơi, Rễ Tre à…dường như là cái tên hay lắm! Anh tôi còn chế thêm: nè, Rễ tre, mi coi cả nhà có ai tóc quăn không, chỉ có mấy ông Chà Và tóc mới quăn thôi, mi đúng là con nuôi má lượm về…
Anh tôi thích trêu chọc bầy em gái, dường như đó là cách mấy ông anh thường dùng để tỏ lòng thưong em!
Anh tôi rất thích đàn và hát, cây đàn ghi ta cũ kỷ của anh phát lên những âm thanh khi ấm áp khi rộn ràng. Cũng nhờ anh tôi mà tôi đã biết hát Diễm xưa, Nhìn Những Mùa Thu Đi… từ thuở mới lên mười. Tôi không nhớ anh tôi hát có hay không, nhưng chắc chắn là anh hát rất say sưa. Khi anh hát mọi thứ trên đời đều lãng quên, quên cả giận hờn, quên cả sách vở, quên cả bầy em đang vây quanh…lũ em lóc nhóc được dip phá phách, chơi trò uốn tóc cho ông anh. Tôi dùng những cây kẹp gỗ mà má tôi vẫn dùng khi phơi áo quần để kẹp đầy trên tóc, mặc kệ, anh tôi vẫn say sưa, đôi mắt lim dim, cánh mũi phập phồng “ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về…”
Hết lớp mười hai anh tôi thi tú tài đậu bình thứ, một niềm vui lớn cho gia đình. Ngôi trừơng Cừong Để nơi anh tôi theo học bao giờ cũng có sác xuất thi đậu khá cao. Anh tôi lớn thật sự rồi, cũng vẫn đàn hát say sưa, chỉ bổng rất nghiêm trang đối với những “đứa nào” dòm ngó tới bầy em gái.
Mít ướt và Sún giờ đã trở thành thiếu nữ, nhiều chàng đã lâm le đến nhà chúng tôi, còn mang theo bánh kẹo “hối lộ” nữa. Ba tôi đã phán: “đem trả” khi thấy trên bàn mấy hộp kẹo mè xửng mang từ Huế vào. Tôi thì tiếc hùi hụi và cứ mong sao ba tôi đổi ý, nhưng đừng hòng, ba tôi vốn rất liêm khiết…“không thích người ta thì lấy làm gì…” Tôi thì nghĩ: không thích người chứ kẹo thì có tội tình gì, sao lại trả lại!
Và tôi lại là người được đề cử để hoàn thành nhiệm vụ khó khăn này, vì lúc ấy tôi chỉ là cô bé độ hơn mười tuổi, chưa đủ lớn để làm người khác phải bối rối, cũng không còn nhỏ để đi lạc đuờng… Tôi còn nhớ cái nhà của kẻ hối lộ không xa nhà tôi mấy, tôi đã khệ nệ bê hộp kẹo thơm phưng phức để đi trả, tôi đặt cái “phịch” hộp kẹo ngay trước mặt hắn và cả vài nguời bạn lúc ấy nữa, tôi nhớ những con mắt đã mở to ra nhìn, và sau đó là một tràng cười rộ lên… Tôi thấy bối rối còn hơn chủ nhân hộp kẹo nữa, lần đầu tiên tôi cảm thấy hình như ba tôi không đúng lắm.
Anh tôi vào Sài Gòn học, ngày anh đi bầy em gái khóc thút thít, đó là lần đầu tiên anh em chúng tôi xa nhau. Một năm sau có lệnh tổng động viên, anh tôi đăng lính, cô em gái lớn chạy hớt hải vào tận Bộ Tư Lệnh Hải Quân Sài Gòn để mong anh đổi ý, nhưng không. ..
Anh tôi khoác áo màu Hải Quân từ đó. Má tôi và cả bầy em lại lọc cọc đi thăm anh ở quân trường, anh tôi xuất hiện, tôi hơi buồn vì anh đã mất đi vẻ thư sinh ngày nào, nhưng lát sau đã khoái chí vì thấy anh “ngầu” ghê lắm.
Anh tôi ra trường, được chuyển về căn cứ Hải Quân Đà Nẳng. Những chuyến về phép đầu tiên, anh tôi bước vào nhà mang theo cả cái vị mặn và những hạt các biển vuơng vãi trên sân… Từ đó những lần đi học về, nếu nhìn thấy nhưng hạt các biển ở lối đi và mùi biển nồng nồng, tôi biết rằng anh tôi đã về phép và căn nhà tôi lại rộn ră niềm vui.
Những ông bạn của anh tôi thì chắc vì thằng bạn mình thì ít, mà vì bầy em gái tóc dài của nó nhiều hơn(?) đã siêng đến thăm gia đình chúng tôi lắm, thăm cả khi anh tôi không có nhà! Má tôi vì yêu thương thằng con trai đă thuơng luôn mấy thằng lính xa nhà bạn của nó, bà hay rủ “ăn cơm nghen con” ngay cả khi trên bàn chỉ có tô canh mướp và diă cá kho khô, và dĩ nhiên mấy thằng con cũng lập tức ngồi xuống ngay, để ăn thì ít mà để có dịp nói chuyện thì nhiều… Năm ấy tôi vào khoảng mưòi ba mười bốn gì đó, vẫn ốm tong và anh tôi vẫn khoan khoái gọi tôi là “rễ tre”, bây giờ tôi tự thấy mình lớn rồi không thèm tranh chấp với anh cái tên này nữa.
Sau đó anh tôi được điều về gần nhà hơn. Tôi thì đã vào lớp đệ tam một ngôi trưong toàn là con gái. Anh tôi thỉnh thoảng chất tôi và mấy cô bạn cùng lớp lên xe chiếc xe Jeep mui trần chạy rong rong khắp phố biển (tôi vẫn ngờ là anh tôi siêng chở tôi đi chơi là vì mấy cô bạn xinh xinh của tôi, và trong các cô bạn ấy có cô nào cảm cái ông anh Hải quân đen thui của tôi hay không, cho tới giờ hãy còn là bí mật). Chúng tôi vừa gặm bánh mì vùa hát inh ỏi “bánh xe quay nhanh nhanh…”. Qua khu Gềnh Ráng, qua eo “nín thở” bịt mũi cừoi sằng sặc. Ôi tuổi trẻ sao mà vô tư, hạnh phúc, nhất là khi lại có được một ông anh như anh tôi.
Tôi đã lên học ở Đà Lạt. Mùa giáng sinh đầu tiên, anh tôi đựoc nghỉ phép, đã lên thăm một vài người bạn ở Đà Lạt và chúng tôi. Anh tôi vào cư xá đưa tôi và hai cô bạn đến nhà bạn anh để ăn bò nhúng dấm. Ba cô sinh viên má đỏ môi hồng chỉ giỏi làm thơ hơn là làm bếp, sắt thịt bò nhúng dấm dày cui, pha nước chấm bằng cái sô Vinalu, pha hoài vẫn mặn…Vậy mà vẫn được khen ngon khen ngọt (nhưng anh tôi đã “mét” má tôi chuyện này, má tôi đã cốc cho một cái nên thân, và bắt tôi tập sắt thịt bò hết một buổi)
Tháng 4, 1975 anh tôi đã bỏ lại quê huơng, bỏ lại gia đình để ra đi
Chúng tôi đã nghe kể lại rằng mãi cho đến những giây phút cuối cùng anh tôi vẫn lùng xục khắp nơi với hy vọng sẽ tìm đựợc bóng dáng chúng tôi trong những đoàn người tản cư từ miền trung vào, nhưng không…Tôi vẫn thường hình dung đôi mắt của anh tôi trong những phút giây này…
Và trong những giấc mơ khi gặp lại anh tôi, vẫn tuổi đôi muơi như thuở nào vì đo là lần cuối cùng tôi nhìn thấy anh tôi…
Hà Xưa
06/2010
Rễ Tre
Rễ Tre ơi! Tên dễ thương lắm! Ngày xưa chị Yến-chị gái mình ( NTH 61-68 )- đặt tên cho mình là Tàu Lùn, lúc đó mình tức lắm vì thấy tên xấu quắc, giờ ước gì chỉ vẫn kêu mình như ngày xưa còn bé! 😛
Bài viết cảm đông quá Hà ơi!
ĐO.
Rễ tre
Đọc bài này đến chỗ Rễ tre là mình biết ngay là ai rồi!
Xem mấy hình mới chụp thì [i]tóc nàng hãy còn..quăn![/i]
Kỷ niệm thật bùi ngùi Hà ơi!!
RE: Rễ tre
Diễm xưa ơi
xin tạ tội nhé, vì hôm nay mới mở lại bài viết này và thấy comment, có hơi trễ nhưng có còn hơn không, gần mười hai giờ khuya ở Cali rồi đó, lạnh thun ruột mà ráng ngồi reply đây, quề nghen!
Hx