Blog của cựu học sinh trường Nữ Trung Học Qui Nhơn

Tình Thầy

Chân khập khểnh, Minh bước lên chiếc xà lan, sư phụ đưa tay dìu đệ tử!

Đêm ngày 7/4 năm Quý tỵ, Minh cùng sư phụ theo đoàn từ thiện do Hòa Thượng Thích Thiện Huệ 91 tuổi (từ Úc về) làm trưởng đoàn và kết hợp tổ chức dự lễ ở song nước biển hồ Cam-pu-chia. Dư âm mùa Phật đản vẫn còn đây, lần đầu tiên trong đời được dự lễ này trên sông. Trò ngồi tựa vào vai thầy khi hai chiếc xà lan song song lước trên sông nước, được treo đèn kết hoa rực sáng lấp lánh dưới ánh trăng, hiện rõ tượng Phật đản sanh, hai dây cờ ngũ sắc, hoàng hậu Maya cùng đoàn tỳ nữ, vườn Lâm-tỳ-ni thuở nọ giờ hiện ra với cây vô ưu, hoàng hậu đưa tay nâng cành hoa Vô ưu đang nở rộ.

Nhưng đây là sông Vũng Tỉnh Xà Năng Camphuchia. Đoạn đến Biển Hồ để làm Phật đản, Trên sông một ngôi chùa nổi rất uy nghi dần hiện rõ, chùa tổ chức lễ sớm hơn để tiện đón đoàn từ thiện từ Việt Nam sang cùng tháp tùng.


Được đi chuyến này Minh không bao giờ quên. Hai chiếc xà lan sánh bên nhau cùng diễu hành trên sông nước mấy vòng, cùng đoàn người 250 vị. Xa xa những cụm lục bình trôi nhấp nhô trên mặt nước, khi thuyền qua cúng bị dập dùi tơi tả, Minh chỉ cho sư phụ và nói:
– “sư phụ ơi! Nhìn những đám lục bình kìa”
Sư phụ thương cho chúng nói
– Tội nghiệp! nhìn lục bình trôi nỗi trên sông mà sư phụ thấy thương cho số phận chúng, không biết sẽ trôi dạt vào đâu? Con thấy không? Những cụm lục bình nào to hơn, tốt hơn thì trở về hiện trạng cũ, còn cụm nào yếu quá thì nằm bẹp ở đó, không ngóc đầu lên được, cũng như số phận con người vậy thôi, thật đáng thương! “Lục bình trôi”!

Sau thời gian diễn qua các nhà sàn trên sông, hai chiếc Xà lan song hành về chùa, ngôi chùa nỗi trên sông được thiếc kế rất tinh xảo, chùa nổi trên sông có thể lên xuống theo dòng nước, hoặc có thể di chuyển địa điểm như một chiếc tàu khổng lồ, thật đáng kinh ngạc.

Đoàn người về chùa, riêng Minh và sư phụ ở lại trên xà lan ngắm trăn sao, tâm sự. trăn mồng, ánh trăn non, và những vì sao mờ ảo, lấp lánh chiếu xuống sông, Minh bắt đầu kể chuyện:
Sư phụ à! Thời học sinh chúng con dể thương, nên thơ lắm. thuở ấy đi học, chúng con trêu ghẹo nhau cũng phân chia giai cấp. con thuộc xóm “nhà lá” tuy nhiên rất được thầy cô thương mến, cô Tùng, thầy Ngọc Trân, cô Mỹ Linh, thầy Dật, Thầy Xướng, Thầy Nông……là bạn thân từ đệ nhị cấp, Đồ lệ, Thanh Vân, Hoàng Tuyết, Ngô Huyên, Thái Hội, Ngọc Long…gần đây đã gặp được một số bạn xa mấy chục năm, Giang Tân, Đỗ Định, Thanh Hảo, Kim Anh, Thung, Nhung, Tình v.v…cũng có bạn đã ra người thiên cổ. Sáu,Trung Anh mà đã ngậm ngùi tiển bạn ra đi từ dạo ấy.

Các thầy cô dạy mỗi người một môn, cô Mỹ Linh dạy văn, nhớ mãi giọng cô đọc bài cảm thu của Đình Hùng, cô dạy học sinh tập viết nhật ký:

Thứ…ngày …tháng…năm…
Hôm nay, sau tiết văn, tiết vạn vật, hai tiết kế là môn nhạc thầy Xứng dạy, thầy cho làm bài tập lý thuyết, khi làm bài Minh ngồi kế bạn Đỗ Lệ, Minh Lấy tay che bài không cho bạn xem, lý thuyết Minh khá hơn, hát thì cô ấy hát sau

Có vậy mà mấy chục năm sau bạn ấy nhắc lại đó sư phụ, đúng thật hồi nhỏ biết gì đâu, học thì ganh đua và thi đua nữa sư phụ ạ.

Sư phụ hỏi: bây giờ học Phật rồi, không nên ích kỷ nữa mà hãy vị tha nhé.
Dạ! bây giờ thì không bao giờ còn che đậy cái gì (đừng hiểu nhầm nha)
Hai thầy trò cùng cười ồ lên.
Minh tiếp, thời học sinh vui lắm, nhật ký viết tiếp đây

Thứ…ngày…tháng…năm…
Hai tiết cổ văn, cô dạy về Lục Vân Tiên, đoạn văn sau:
“Có người ở quận Đông Thành
Tu nhân tích đức sớm sanh con hiền
Đặt tên là Lục Vân Tiên
Tuổi vừa “hai tám” nghề chuyên học hành.”
Đọc xong đoạn thơ cô giáo hỏi: hai tám là bao nhiêu tuổi?
Các bạn hăng hái giơ tay.
– dạ là hai mươi tám tuổi ạ
cô lặp lại, thì gần 2/3 lớp đều nói hai tám tuổi. một số bạn thì im lặng.
Minh mạnh dạng đứng lên
– Thưa cô ! hai tám là 16 tuổi.
– Chắc không? Cô giáo hỏi.
– Dạ chắc.
Một số bạn ồ lên cười, vẫn cho là 28 tuổi, còn Minh nói sai.
– Vậy sư phụ nghĩ Vân Tiên bao nhiêu tuổi.
– Sư phụ khiêm nhườn nói, học lâu rồi, nhưng chắc là mười sáu tuổi.
– Minh cao hứng.
– Sư phụ biết không? Vậy mà cô giáo cho con điểm tốt vào sổ. con đã trả lời đúng. Thiểu số đã thắng đa số. chân lý vẫn là chân lý.
– Sư phụ tò mò
– Sao Minh hiểu rõ thế?
– Dạ con suy luận từ nhân vật Chu Du trong Tam Quốc Chí ơ tuổi 30 đã là đô đốc phụ giúp Tôn Quyền thống lãnh Đông Ngô đánh với tây Thục, mà lúc nào Du đưa ra chiến thuật cũng bị Khổng Minh phá, nên Du ngước mặt lên trời than rằng: “Trời sinh Du sao còn sinh Lượng”, sau Chu Du tức Khổng Minh chết ở tuổi 30.

Còn câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu nói về Vân Tiên “tuổi vừa hai tám đây là ý nói (2 nhân 8) là 16 tuổi mới còn học hành chứ, 28 là già rồi còn học hành gì nữa. lúc này phải lo sự nghiệp, lo tương lai, phải không sư phụ?
Ừ nhỉ! Vậy Minh có nhiều kỷ niệm tuổi học trò quá ha.
Dạ còn nhiều lắm, kể hết đêm cũng không hết ấy chứ, còn sư phụ thì sao, sư phụ kể về mình đi chứ.
– Sư phụ có gì đâu mà kể, quá khứ không có gì làm sư phụ bận tâm, hay luyến tiếc, nhớ nhung cả.
– Sư phụ không vướn tâm nhưng con muốn biết lý do sao sư phụ xuất gia, khi tuổi đời đang còn non trẻ?
Mỉm cười sư phụ đáp: bấy lâu nay nhiều người cũng hỏi sư phụ câu này, sư phụ chỉ đáp “Nhờ chút duyên lành đời trước nên nay sư phụ được xuất gia”.
Sư phụ tiếp: nói vậy chứ ngược dòng thời gian về quá khứ, nơi miền quê xa xôi, bên lủy tre làng, dòng sông trong mát, nơi sư phụ có biết bao nhiêu kỷ niệm thời ấu thơ với bạn bè vào những buổi trưa hè, bên gia đình thân thương, những bửa cơm thanh đạm rau cà mà sao chứa chan hạnh phúc. Ấy vậy mà những câu chuyện về Đức Phật, sự từ bỏ của Ngài để theo lý tưởng cao đẹp, tìm đường giải thoát. Ôi! Ngài mới vĩ đại làm sao! Hình ảnh của Ngài đã in sâu vào tâm trí sư phụ và lớn lên dần theo ngày tháng cho đến lúc trưởng thành.

Mười tám đôi mươi là tuổi đẹp lắm, tuổi yêu đương mộng mơ, mà sư phụ đã từ bỏ để đi theo lý tưởng cao đẹp hơn. Sư phụ hiểu đời vô thường, là giả tạm, nên khi có người ngỏ ý, sư phụ không nhận lời đó. nên từ xứ Quảng trị xa xôi, đã tìm đường học đạo và thế phát xuất gia, từ đó đến nay đã gần 20 năm rồi. Nhờ vậy mà sư phụ sống an lạc không vướn mắt sự đời. giờ chỉ biết sống với lý tưởng “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” thôi à.
Minh reo lên!
A! vậy là sư phụ có người yêu. Yêu thì khổ, không yêu thì lỗ.
Ừ! Người yêu của sư phụ là chúng sanh đó.
Sư phụ thà chịu lỗ chứ sợ khổ .
Hai thầy trò cùng cười.
Sư phụ tặng cho Minh bài thơ
” Xuất gia, xuất giá cũng đồng đi
Hai nẻo khác nhau mới lạ kỳ
Lối đạo trở về nơi tịch tịnh
Đường đời đưa đến chuyện sầu bi
Hởi ơi! nữ giớ người trí giả
Phu nhân há sánh với bần ni”
Trăng non đã xuống dần. sương rơi đẫm áo, sư phụ dục
Thôi mình về, mai còn đi làm từ thiện nữa.

Bây giờ sư ông đang giảng pháp và nói ý nghĩa về Phật đản sanh mà mục đích của việc đi từ thiện chuyến này, giúp được phần nào dân tá túc trên sông nước biển hồ thật khó khăn.

Nhân ngày nhà giáo sắp đến, Minh xin có đôi lời chia sẻ để các bạn cùng tham khảo cho vui. Qua đây cho em xin chúc quý thầy cô giáo dồi dào sức khỏe, các bạn có cuộc sống an lạc. Hẹn dịp sau đủ nhân duyên Minh viết tiếp và kể rõ chuyến đi từ thiện Cam-pu-chia này. Xin chào tất cả và hẹn gặp lại.

Diệu Minh

1 BÌNH LUẬN

  1. RE: Tình Thầy
    Ngày xưa quậy phá quá chừng
    Ngày nay càng quậy tưng bừng khắp nơi
    Nói chơi chư Hàn Minh dạo nầy ngoan lắm, biết đi chùa làm phước, biết buông xả, nhất là biết quên những gì cần phải quên.Chúc bạn dzui dzẻ. Đọc bài viết Đỗ Lệ rất thích. Cám ơn nhiều. ĐL

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài Cùng tác Giả