Blog của cựu học sinh trường Nữ Trung Học Qui Nhơn

Lá Thư Tháng 4 – 2022

Các em thương mến,

Hôm nay mình mới thanh thản một chút để viết thư cho các em . Mỗi năm cứ tới tháng Tư là người ta nhớ đến tháng Tư của năm 1975 , còn mình thì ngay cả năm 1975 mình cũng nhớ tháng Tư là tháng có mùa Phục Sinh của các bạn Ky Tô hữu, cho nên mình nghĩ rằng trong cái xấu sẽ có cái tốt, sau cái chết là cái sống, là tái sinh …Đó là lý do con người dù đau khổ đến đâu cũng có sự cứu giúp từ những Tình Thương, từ những tấm lòng cao thượng …những phép lạ của tình thương thì thật vô cùng ,không kể hết được .
Tình thương giúp con nguời ra khỏi nghèo đói, đau khổ hay có năng lực làm con người vượt ra khỏi cái chểt – chúng ta đã nghe nhiều trong các chuyện kể về những chuyến vượt biên , về sự xuất hiện màu nhiệm của Đức Mẹ, các Thánh , đức Phật Quán Thế Âm v,.v..

Điều mình muốn nói với các em là trong cuộc đời , chúng ta cũng đã hơn một lần CHO và NHẬN những tình thương của tha nhân- như những phép lạ của tình người , ví dụ sự cưu mang của các nước Mỹ, Canada , Anh, Đức , Pháp, Hoà Lan v..v.. đối với hàng trăm ngàn dân tị nạn từ Việt Nam đến ..
Hôm nay, mình nhận đuọc một bài viết nhan đề Tình Người , một câu chuyện rất bình thường nhưng làm cho người đọc cảm động vì nó xảy ra trên quê hương thứ nhất của chúng ta .Minh nhờ Ngọc Dao chuyển cho các em đọc để các em thấy đuọc bóng dáng của chính các em trong đó.
Thương mến chúc các em sức khỏe và được hưởng một mùa Xuân tràn đầy tinh thương và ánh sáng .

Tn
 

TÌNH NGƯỜI

Ở một góc phố nhỏ ồn ào, xung quanh là những cửa hàng buôn bán tấp nập, đông đúc… có một tiệm cơm bình dân nhỏ mang đầy hơi ấm của tình người.
Một hôm, chàng sinh viên bước vào tiệm cơm nói: “Cháu muốn mua một bát cơm trắng!”
Vợ chồng người chủ quán thấy chàng trai không gọi đồ ăn, lấy làm khó hiểu, nhưng vẫn đơm một bát cơm đầy cho cậu ta. Khi trả tiền, chàng trai còn ngại ngùng: “Có thể rưới một chút nước canh lên cho cháu không ạ?”
Bà chủ vui vẻ tươi cười nói: “Tất nhiên là được, cái này miễn phí.”
Chàng thanh niên ăn được một nửa, nghĩ đến bà chủ nói nước canh không cần trả tiền thì gọi thêm một bát cơm nữa.
“Một bát không đủ no à? Để tôi lấy thêm cho cậu chút nữa!”, bà chủ quán nhiệt tình nói.
Chàng trai đáp lại: “Không phải, cháu muốn mang về để mai mang đến trường ăn trưa!”
Ông chủ nghĩ, chàng sinh viên này có lẽ xuất thân trong một gia đình nghèo khó, nên đã lặng lẽ xúc một thìa thịt và thêm một miếng trứng xuống đáy hộp, sau đó mới đơm đầy cơm lên phía trên.
Bà chủ thấy vậy cũng biết chồng muốn giúp đỡ chàng thanh niên, nhưng lại không hiểu: “Sao ông không đường hoàng để thịt và trứng ở trên cơm trắng mà lại để dưới cùng?”
Sau đó ông chủ có nói riêng với vợ: “Nếu cậu ta vừa nhìn đã thấy trứng với thịt, sẽ cho rằng chúng ta thương hại cậu ta. Như vậy vô tình đã làm tổn thương lòng tự trọng của cậu ấy, cậu ấy sẽ không đến quán chúng ta nữa. Nhưng nếu cứ để cậu ấy ăn cơm trắng không, thì làm sao có sức mà học hành?”
Bà chủ rất tán thành cách làm của chồng: “Ông thật là một người tốt bụng, đã giúp người lại còn nghĩ cách giữ thể diện cho người ta nữa!”
“Cảm ơn cô chú, cháu ăn xong rồi. Tạm biệt hai người!”, chàng sinh viên đứng dậy rời đi, không quên nhìn lại vợ chồng người chủ quán.
Vợ chồng ông chủ quay ra cười niềm nở: “Cố lên chàng trai, mai gặp lại!”
Bước ra đến cửa, hai má người thanh niên nóng bừng vì vừa thấy xấu hổ vừa cảm động, nhưng cố giấu kín không để vợ chồng chủ quán nhìn thấy. Thực ra chàng trai đã nhìn thấy hành động của ông chủ tiệm muốn giúp mình nhưng không dám nói ra. Trong lòng chàng sinh viên xúc động chỉ biết nói lời cảm ơn nhưng trong sâu thẳm là một ý nghĩ rằng mình phải cố gắng học hành cho tốt để sau này báo đáp lại sự giúp đỡ này…
Từ đó, suốt hai năm, gần như ngày nào chàng sinh viên cũng đến quán cơm vào lúc tối muộn. Lần nào anh cũng gọi 2 bát cơm trắng, 1 bát ăn tại quán còn 1 bát đem về. Và tất nhiên, dưới đáy bát cơm mang về, ngày nào cũng ẩn giấu những “bí mật” khác nhau.
Đến khi chàng sinh viên tốt nghiệp ra trường, thời gian thấm thoắt trôi đi, quán cơm không còn trông thấy bóng dáng chàng sinh viên nghèo lui tới…
20 năm sau, quán cơm tự chọn ngày xưa nhận được thông báo cưỡng chế di dời của chính phủ thành phố. Đối mặt với việc thất nghiệp lúc tuổi trung niên, ông bà chủ không ngừng lo lắng, đau khổ.
Đúng lúc này, giám đốc một công ty lớn tìm đến: “Tổng giám đốc của chúng tôi muốn mời hai người mở nhà ăn tự chọn tại tòa nhà trụ sở công ty. Mọi trang thiết bị, đồ dùng cũng như thực phẩm đều được cung cấp đầy đủ, hai người chỉ cần phụ trách nấu nướng, lợi nhuận sẽ chia đôi.”
“Tổng giám đốc của anh là ai? Tại sao lại tốt với chúng tôi như vậy?”, hai vợ chồng chủ quán vừa mừng vừa lo, hỏi với vẻ nghi hoặc.
Anh giám đốc tiếp lời: “Hai người là ân nhân của tổng giám đốc, ngài ấy đặc biệt rất thích ăn món trứng và thịt ở cửa hàng của các vị, những cái khác đợi gặp mặt rồi nói được không ạ?”
Ngày hôm sau, hai vợ chồng ông bà chủ được mời đến công ty của vị giám đốc để xem tình hình công việc sẽ được sắp xếp ra sao. Khi tới đây, hai vợ chồng đã cảm thấy người đàn ông này rất quen thuộc, nhưng họ không thể nhớ ra đó là ai. Cuộc trò chuyện kết thúc, khi vợ chồng chủ quán cơm đúng dậy chào ra về, vị tổng giám đốc công ty bất ngờ đứng dậy, cung kính gập người cúi xuống: “Cô chú cố gắng lên! Ngày mai gặp lại!”
Hai vợ chồng thấy lạ, lúc này mới dám ngẩng đầu lên để nhìn thẳng vào mắt vị tổng giám đốc. Câu nói kia dường như xuyên thấu vào tim gan ông bà, cộng thêm hành động cung kính cúi đầu của vị tổng giám đốc, ký ức của vị chủ tiệm ăn năm nao thoáng hiện về…
Thì ra cách đây vài tuần, vị tổng giám đốc nghe được tin khu vực buôn bán gần trường xưa chuẩn bị bị cưỡng chế di dời. Anh liền cho người đi tìm hiểu tình hình và biết được tiệm cơm của ông bà thuộc diện bị giải tỏa. Anh liền nghĩ ra cách này để giúp họ.
Hai người đang lặng đứng người thì vị tổng giám đốc nói tiếp: “Tất cả những gì hôm nay cháu có được phải nhờ ân đức của hai bác. Nếu như không có sự giúp đỡ của hai bác thì chàng sinh viên ngày xưa khó mà có nổi tấm bằng Đại học trên tay. Sau 20 năm vật lộn với cuộc sống để lập nghiệp, hôm nay cháu đã gây dựng được sự nghiệp của riêng mình. Trong quá trình ấy, mỗi khi cảm thấy đuối sức, cháu lại nhớ đến nụ cười niềm nở cùng lời động viên của hai bác: “Cố gắng lên nhé, ngày mai gặp lại!” cháu lại có thêm động lực cố gắng cho mình. Cháu cám ơn hai bác! Quán cơm của hai bác đúng là một quán cơm mang đậm tình người”.
Nói rồi nước mắt 3 người đều chảy xuống, vị giám đốc lúc này như một đứa trẻ, anh ôm choàng lấy cả hai người. Cảnh tượng khi ấy tràn đầy hơi ấm của tình thân, tình người làm bất cứ ai cũng xúc động nghẹn ngào…
ST

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài Cùng tác Giả