LTG: Thật là quá ngưỡng mộ sự kiên trì của bà Diana Nyad, nhân đọc bài thơ của anh NTH viết về chuyến thành công của bà mới đây. Tôi xin chia sẻ với các bạn chút cảm nghĩ của tôi về lần bơi của bà cách đây hai năm, năm 2011. Bà đã không thành công, dù thế bà đã để lại ttong lòng tôi nhiều điều suy nghĩ. Quả thật là tôi không biết làm sao mà bà có thể làm được điều này khi đã ở tuổi 64? Phải chăng đó là lòng mong ước nối kết đôi bờ mãi âm ỉ trong lòng bà?
Năm tôi 50 tuổi, tôi đã phá vỡ nổi sợ xuống nước của tôi khi tôi quyết định đi học bơi. Sau tám lần tập, tôi đã có thể ra giữa lòng hồ bơi chứ không còn mon men theo bờ hồ nữa. Cái cảm giác thành công này thật thú vị. Chính cảm giác này đã làm tôi thích thú và để ý đến giấc mơ vượt đại tây dương của bà Nyad, một giấc mơ quá lớn mà bà đã ấp ủ rất nhiều năm tháng. Tôi hồi hộp theo dõi và mong bà đạt được ý nguyện nhưng trong tôi luôn có mối hoài nghi lo sợ liệu sức khoẻ của bà ở tuổi 61 cùng những điều kiện khác có mang lại thành công cho bà hay không?
Nyad, 61 tuổi, là người đã từng nổi tiếng chinh phục biển cả khi bà theo đuổi cuộc bơi từ Cuba đến Florida năm 1978, nhưng sóng to gió lớn đã đánh bại bà và bà đã bỏ cuộc sau 41 giờ bơi. Dù thế, ước mơ vượt đại tây đương, nơi chia cách đôi bờ Cuba và America, chưa bao giờ liệm tắt trong lòng bà.
Ba mươi ba năm sau, vào lúc 7:45 chiều ngày chủ nhật 7 tháng 8 năm 2011, sau hai năm tập luyện, tám tuần chờ đợi trong cái nắng nóng chói chang ở Florida, cuối cùng bà cũng đã hiện diện ở cảng Hemingway Marina in Havana để bắt đầu một chuyến mạo hiểm vượt đại dương dài khoảng 103 dặm đến mũi Key West, Florida trong một thời gian 60 giờ bơi.
Mọi chuyện có vẽ hoàn hảo nếu chỉ dựa trên những kế hoạch, thời tiết và may mắn. Tất cả dường như rất thuận lợi cho bà. Biển lặn, sóng êm, mặt nước biển trong xanh và phẳng lặng như gương. Năm chiếc thuyền hộ tống đã sẵn sang trong đó có hai chiếc được thiết kế đặc biệt để thợ lặn có thể vào ra một cách nhanh nhẹn và dễ dàng.
Người ta lo sợ cho tính mạng của bà vì vùng biển này có nhiều cá mập nhưng bà đã trấn an họ với lòng tin khi tuyên bố rằng bà có thể sẽ chấm dứt cuộc bơi này, chết hay sống- trước khi cá mập cắn bà. Những người theo hộ tống bà trong đó có 4 người lo về thức ăn và vấn đề sức khoẻ khác. Tất cả đã sẳn sàng.
Bonnie Stoll, chủ của nơi rèn luyện thân thể BravaBody, một trong những bạn thân với bà đã dẫn đầu đội ngũ hộ tống bà. Ngoài ra, em gái bà, cháu bà và nhóm làm phim luôn luôn bên cạnh bà.
Không có một đội ngũ bác sĩ thật sự nhưng đi theo, để săn sóc bà chỉ có bác sĩ Michael Broder là bác sĩ của bà và cũng là người cố vấn của bà.
Trong số 40 người trên 5 chiếc thuyền theo hộ tống bà, bà Cadace Lyle Hogan luôn sát cánh với bác sĩ Brody và Stoll là những người có toàn quyền xen vào những quyết định nếu có yêu cầu cấp bach bất kể ngày hay đêm, bất kể lúc giờ nào. Hogan đã là bạn của bà, là cố vấn, là người luôn chia sẻ với bà vào thập niên 70 trong những cuộc thi bơi lội lớn.
Vào lúc 10 giờ đêm, trời không còn êm ả nữa, mưa gió và những con sóng lớn bắt những chiếc thuyền phải di chuyển xa bà hơn, ở một vận tốc là 2 dặm mỗi giờ. Tính đến sáng hôm sau, bà bơi được 20 dặm sau 13 giờ bơi.
Bất thình lình, đội trưởng Heidi Horner báo với Hogan là Nyad cần gặp Hogan. Bắt đầu từ giây phút ấy, tất cả mọi người có nhiều câu hỏi trong đầu, liệu có chuyện gì xấu sẽ xảy ra cho bà, liệu bà có thể vượt qua đoạn đường dài này?
Bà đau bả vai phía tốt nhất của bà, rất đau nên bà phải uống thuốc giảm đau. Sau khi uống bà mới biết là thuốc không làm tại Mỹ nên bà đã bị dị ứng và khó thở. Bác sĩ bảo rằng bà chưa bao giờ bị như thế này trong suốt thời gian tập luyện.
Thế mà bà vẫn tiếp tục bơi…..
Đau quá….
Uống thêm thuốc….
Rồi bơi tiếp….
Đau quá….
Uống thuốc thêm
Rồi bơi tiếp…
Bà lập đi lập lại như thế rất nhiều lần. Bà quyết chí đến cùng và không muốn bỏ cuộc.
Sóng gió đưa thuyền và bà đi về hướng đông vào khoảng 15 dặm….Những người trên thuyền bàn bạc là có nên để bà tiếp tục hay không? Khi bà thú nhận là bà mệt quá không còn biết bơi sấp là gì nữa. Mọi người chỉ còn thấy bà thả nổi nằm dài trên mặt nước cũng là lúc bà hỏi “còn bao lâu nữa?”, bà đã quyết định ngừng khi nghe “còn đến 30 giờ đồng hồ nữa”! Bà nói bà không muốn bỏ cuộc nhưng sức lực bà đã không còn nữa. Hãy chấp nhận sự thật!
Ở tuổi đôi mươi bà cũng đã không thực hiện được hoài bảo lớn lao này thì giờ đây, ở tuổi 61 bà không thể thực hiện được cũng không có gì làm lạ. Bà vô cùng thất vọng về thành quả không tốt đẹp này nhưng đối với tôi, bà đã thực hiện giấc mơ ở nửa chặng đường, là bà đã thành công rồi!
Ước ao là một chuyện và điều kiện thời tiết cũng như sức khoẻ có cho phép hay không là chuyện khác. Nhưng dù thế nào thì bà cũng đã làm cho tôi suy nghĩ. Tôi thắc mắc không biết vì sao mà bà đã không thành công khi bà ở tuồi đôi mươi, động lực nào, lý do nào lại thúc đấy, nuôi dưỡng để bà muốn thực hiện giấc mơ quá lớn này ở tuổi 61? Ở độ tuổi mà đối với tôi, tôi luôn nghĩ không biết là tôi có còn đủ sức khoẻ để tôi có thể thực hiện được những giấc mơ nhỏ xíu của tôi!
Phải chăng khi bà đứng nhìn qua Havana từ mũi Key West, giấc mơ nối kết đôi bờ, mà đã nhiều năm dù khoảng cách chỉ là 103 dặm chim bay nhưng là cách trở nghìn trùng, vẫn âm ỉ trong lòng bà. Bà muốn kêu gọi một nhịp cầu bắt ngang hai nước để những chiếc thuyền vượt biên bé nhỏ không còn làm mồi cho biển cả mênh mông!
Tôi thầm ngưỡng mộ và quí trọng bà dù bà không mang về huy chương chiến thắng!
Nguyễn Kim Tiến
11 tháng 8 năm 2011
Nguồn: cuongde.org
RE: Giấc Mơ Kết Nối Đôi Bờ Của Diana Nyad
Cảm ơn Kim Tiến đã góp sức nói về bà Diana Nyad, một gương sang cho người cao niên.
Anh có gởi bài nầy cho Nguyễn Sĩ Hạnh nhưng dường như trang web cd.org đang đông khách nhờ truyện kiếm hiệp. 750 lần đọc/ngày. NSH làm ăn khấm khá. Chúc mừng!
RE: Giấc Mơ Kết Nối Đôi Bờ Của Diana Nyad
Tim Dao đã đập cùng với Diana Nyad trong lần thử thách cuối cùng của bà, và vỡ oà niềm vui khi bà về đến Key West hoàn thành đoạn đường bơi 177 km không cần lưới bảo vệ cá mập. Cảm ơn chi Tiến đã cho đọc lại một trong những kiên trì của bà trên con đường theo đuổi giấc mơ.
Con người chỉ già đi khi không còn theo đuổi những ước mơ. Chắc chắn đúng là như vậy với Diana Nyad!
RE: Giấc Mơ Kết Nối Đôi Bờ Của Diana Nyad
Anh Hiếu và Dao ơi, cả 10 ngày nay Tiến không lên mạng đọc tin tức nên đâu biết gì, sáng nay vào trang nhà mình thấy bài thơ của anh Hiếu, ngạc nhiên quá chừng. Đâu ngờ bà đã đạt được điều mơ ước vĩ đại này! Nhiều khi mình chỉ mơ ước nho nhỏ thôi mà đã thấy như ngoài tầm tay với rồi! Thật là một quyết tâm đáng nễ phục. Đúng là trái tim bà như đang hừng hực lửa ở độ tuổi bẽ gảy sừng trâu! 177 km, một đoạn đường dài và đầy sóng gió nguy hiểm. Chắc là lần này ông trời đã ưu đãi bà, không có những con sóng lớn cản trở bà, không có những con cá mập hung dữ….
Một gương sáng vô cùng phải không? KT
RE: Giấc Mơ Kết Nối Đôi Bờ Của Diana Nyad
Dao viết: “Con người chỉ già đi khi không còn theo đuổi những ước mơ”? vậy thì anh Hiếu, Kim Tiến & Dao có nghĩ rằng khi đạt được ước mơ rồi thì con người ta sẽ già?
Lời khuyên: Nếu ta đạt được ước mơ này rồi thì sẽ … tiếp tục một mơ ước khác?
Và như thế ta cứ mơ, mơ đi, mơ mãi cho đến lúc không còn mơ được nữa …
Gửi Nguyễn.K.Tiến-Nguyễn Diệu Tâm
Đọc bài viết của Nguyễn Kim Tiến và lời còm của Nguyễn Diệu Tâm rất thú vị.
Giấc Mơ
“Đố ai nằm ngủ không mơ”? Không chỉ trong giấc ngủ, thức dậy ta vẫn tiếp tục mơ! Ai cũng mơ. Nhưng nhà thơ như anh TDL thì cần phải mơ nhiều hơn để còn làm thơ nữa chứ phải không Tiến ơi?!
Lâu quá không thấy anh Lữ ở đây! Anh vẫn còn … làm thơ phải không ạ? Chúc anh luôn khỏe và vẫn mơ với thơ anh Lữ nhé!
RE: Giấc Mơ Kết Nối Đôi Bờ Của Diana Nyad
Chị Tâm ơi, em vẫn mơ, mơ, mơ hoài đó chứ! Giấc mơ của em hiện giờ là làm sao mà em không Tham Sân Si nữa! Giấc mơ của em hiện giờ là yêu thương và được yêu thương! Lại tham lam nữa rồi, phải không? :-)KT
RE: Giấc Mơ Kết Nối Đôi Bờ Của Diana Nyad
Tiến ơi, “yêu thương và được yêu thương” theo nghĩa rộng thì đâu có phải là giấc mơ “tham lam”? Miễn đừng … yêu nhiều … đối tượng quá là được rồi 😀
RE: Giấc Mơ Kết Nối Đôi Bờ Của Diana Nyad
Chị Tâm ơi, Em mới vừa đọc được một kịch thơ do bà Nguyễn thị Thanh Sâm phỏng tác từ một truyện ngắn của ông Leon Tolstoi thật ý nghĩa. Truyện tên là “Con người sống bằng gì?” Không biết chị đã có dịp đọc chưa. Tiến thích quá. Để Tiến nói sơ qua nhé:
Một thiên thần vi không nghe lời Chúa nên bị giáng xuống trần làm người trần thế. Chuá bảo người hãy xuống và tìm hiểu 3 điều.
Thứ nhất: Con người có cái gì?
Thứ hai: Con người không có cái gì?
Thứ ba: Con người sống bằng gì?
Sau 6 năm sống dưới dương trần, thiên thần bị đày làm người phàm tìm ra ba câu trả lời, và mỗi khi tìm ra câu trả lời, thiên thần mỉm cười vui vẻ. Suốt 6 năm, ông chỉ cười ba lần duy nhất. Ba câu trả lời như thế này:
Câu thứ nhất: Con người có tình yêu thương.
Câu thứ hai: Con người không có nhận định được chính mình.
Câu thứ ba: Con người sống bằng tình yêu thương.
Và vì sao ông nhận ra được, đó là câu chuyện ngắn này. Để hôm nào rảnh em tóm tắc lại rồi kể cho bạn bè nghe nghen. Một câu chuyện thật thú vị. KT
Chào Tiến
Rất thích cái kết bài của Tiến. 🙂 0
” Mỗi khi lòng hết…rộng dài;
Cái tâm kia mới ở ngoài…sân si ” 😆
RE: Chào Tiến
Anh Hải à, hai câu thơ này cho Tiến nhiều suy nghĩ. Đúng là như thế, khi chúng ta còn phân biệt thì tham sân si vẫn nằm giữa ngay trong lòng chúng ta. Có ba chữ thôi mà sao thấy mình học hoài không hiểu, không nhớ anh Hải ơi! KT