Blog của cựu học sinh trường Nữ Trung Học Qui Nhơn

Tôi Về Qua Thạch Hãn

Tôi về qua Thạch Hãn
Đứng trên cầu Hiền Lương
Nước sông Gianh lặng lẽ
Gợi lại bao nhớ thương

Tôi về qua Thạch Hãn
Thăm lại chiến trường xưa
Bạn bè tôi nằm xuống
Thân xác dầm gió mưa


Tôi đi qua Cam Lộ
Về tận quê Gio Linh
Thăm mộ anh lạnh lẽo
Không nhang khói, một mình

Đường số 1 vắng tanh
Đồng ruộng sao không xanh
Sau bao năm chinh chiến
Bao giấc mơ không thành

Nguyễn Trác Hiếu
Quê Người, tháng 7 năm 2013

23 BÌNH LUẬN

  1. RE: Tôi Về Qua Thạch Hãn
    [b]YÊN GIANG [/b] 2013-07-26 11:20

    Tôi về qua Thạch Hãn
    Thăm lại chiến trường xưa
    Bạn bè tôi nằm xuống
    Thân xác dầm gió mưa

    Tôi đi qua Cam Lộ
    Về tận quê Gio Linh
    Thăm mộ anh lạnh lẽo
    Không nhan khói, một mình

    Hôm nay mình bắt gặp Hiếu một hồn thơ hoàn toàn khác. NTH vốn là nhà thơ lạc quan yêu đời, mỗi bài thơ là những lời hạnh phúc, là một khúc hoan ca…

    Tôi Về Qua Thạch Hãn là nỗi niềm thương cảm những bạn bè nằm lại chiến trường xưa. Nỗi buồn lắng đọng cùng những suy tư, dường vắng tanh, đồng ruộng không xanh, giấc mơ không thành…

  2. RE: Tôi Về Qua Thạch Hãn
    Nguyễn Trác Hiếu 2013-07-26 20:36

    Yên Giang ơi,

    Cuộc đời là một chuỗi buồn vui. Bạn nhìn ta trước mặt, miệng nở nụ cười và chưa được nghe nhịp tim của ta thôi. Thơ ta vui buồn có đủ.

    Năm nào đó ta đi dọc quốc lộ 1 ra tận cuối mien Trung. Đi ngang cầu Hiền Lương nhớ ngay hình ảnh bạn ta bị cháy nám trong trực thăng bên bờ sông Thạch Hãn hay nằm chết chờ tản thương trong mưa gió bão bùng. Lòng cứ dâng lên niềm thương cảm, lệ cứ muốn trào ra.

    Giờ nầy nhìn lại hình ảnh bạn trong y phục Hướng Đạo cắm trại ngoài Cù Lao Xanh ta lại rưng rưng. Bạn ta nằm xuống cho chúng ta song làm thơ, thương quá phải không?

  3. # RE: Tôi Về Qua Thạch Hãn
    Nói về Huế,NB nhớ đến một đoạn do Tô Kiều Ngân ngâm trong chương trình Tao Đàn mà ngày xưa me và chú thường nghe Bài thơ nói về những tà áo dài tha thướt
    …… Áo qua Ðông Ba,
    Áo về Thượng Tứ,
    Áo lên Bến Ngự,
    Áo ngược Phú Cam …
    Em mong một ngày về quê làng nội ngoại đi thăm hết mọi miền đó anh Hiếu

  4. RE: Tôi Về Qua Thạch Hãn
    [b]VỀ THĂM HUẾ ĐI EM[/b]
    [i]Tặng Cao Ngọc Bông có ý định về thăm Huế[/i]

    Về đi em, thăm hết mọi miền
    Thăm Huế buồn nhớ thuở oan khiên
    Thăm cố đô ngàn năm trầm mặc
    Thăm dân lành lòng nặng đau thương

    Về đi em thăm lại mái trường
    Thăm bạn bè một thuở thân thương
    Thăm thầy cô sương pha mái tóc
    Thăm con đò lặng lẽ dòng Hương

    Về đi em thăm lại Huế xưa
    Thành quách bao đời giãi gió mưa
    Rêu phong phủ kín tương lai mới
    Tiếng quạ kêu buồn giữa nắng trưa

    Về đi em thăm lại miền Trung
    Huế đô rỉ máu trong bão bùng
    Một trăm năm nữa, ngàn năm nữa
    Vết nhơ còn đó trên non sông

  5. RE: Tôi Về Qua Thạch Hãn
    Anh Hiếu mến, đến nay em mới có chút bình tâm để đọc một số bài trong trang nhà. Hôm qua em đã đọc bài thơ này của anh rồi nhưng thấy buồn quá không biết viết thế nào. Tháng 8 năm ngoái khi về Huế em có đi Quảng Bình, khi xe chạy trên QL 1A đoạn mà người ta gọi là “đại lộ Kinh hoàng” em thấy rợn người dù mình không tận mắt chứng kiến. Đến chiều trên đường trở về lại Huế xe chạy ngang qua ngã cầu Hiền Lương, sông Bến Hải. Lúc đó trời đã tối, chỉ thấy bóng chiếc cầu lịch sử ẩn hiện xa xa qua ánh đèn hắt hiu. Em biết lòng anh luôn đau khi nghĩ đến những người bạn cũ đã hy sinh, nhất là còn phải chứng kiến giây phút sau cùng lại càng không thể nào quên.
    Điều em cầu nguyện bây giờ là đừng bao giờ có chiến tranh trên đất nước tội nghiệp của mình nữa.

  6. RE: Tôi Về Qua Thạch Hãn
    Diệu Tâm,

    Anh cũng có đi qua ĐLKH, đọc nhiều về ĐLKH do nhân chứng trong đó có một bạn cùng lớp Y viết lại. Bạo lực gây đau thương, ly tán lòng dân. Anh vẫn thầm phục dân hai mien Đông Tây Đức, thong nhất không qua binh đao.

    Có lúc anh chợt xấu hổ vì dân Việt mình chỉ giỏi tương tàn.

  7. RE: Tôi Về Qua Thạch Hãn
    Anh Hiếu, bài thơ hay!
    Đoạn đường QL1 giữa Quảng Trị và sông Bến hải và đường dọc theo bờ biển cửa Việt về cửa Tùng, đi qua lúc nào cũng cảm thấy như rất nhiều oan hồn còn vất vưởng chung quanh … Hình H. chụp cuối năm 2012:
    [img]http://nguyensihanh.files.wordpress.com/2012/01/cuaviet.jpg?w=584&h=168[/img]

    H.

    PS. Sông Bến Hải thì đúng hơn là sông Gianh?

    • Gửi anh Hạnh
      Anh Hiếu cho em ké ở đây một chút:
      Sông Gianh chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ khu vực ven níu Cô Pi thuộc dãy Trường Sơn.
      Sông Gianh và đèo Ngang là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Trong cuộc chiến thời Trịnh Nguyễn phân tranh, quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang, nhưng thực sự ranh giới Bắc Nam là sông Gianh.
      Nói đến đèo Ngang thì ai cũng nhớ bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
      Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
      Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
      Lom khom dưới núi tiều vài chú,
      Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
      Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
      Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
      Dừng chân đứng lại trời non nước,
      Một mảnh tình riêng ta với ta.

      Bức ảnh anh Hạnh chụp bờ biển Cửa Việt về cửa Tùng đẹp quá. Cảm ơn anh!

      • RE: Gửi anh Hạnh
        Thanks chị Tâm. Bức hình chụp ở một bãi biển giữa cửa Việt và cửa Tùng.
        Từ Huế có nhiều tour gọi là “DMZ tour” đi lòng vòng Quảng Trị trong 1 ngày. Nhưng nếu muốn theo ý mình thì nên đạp xe đạp, chạy Honda hay bao xe taxis! Và cái hình chữ nhật chính là Quảng Trị (Cổ thành) -> dọc theo sông Thạch Hãn ra cửa Việt -> dọc theo bờ biển ra cửa Tùng -> dọc theo sông Bến Hải vô QL1 cầu Hiền Lương -> theo QL1 về Quảng Trị (đi ngược chiều cũng được).
        H.

        • RE: Gửi anh Hạnh
          Bế tắc! Bế tắc!

          Sông Bến Hải và song Gianh đều đã một thời ngăn chia long người. Mỗi lần nghe đến những địa danh của Quảng Trị, Thừa Thiên như Ái Tử, Thạch Hãn, Gio Linh… thì long lại nổi cơn buồn, lại thương nhớ bạn bè đã nằm xuống…

          Lâu lắm mới nghe giọng lão Bế Tắc. Dìa hiu rồi chăng? Sang năm tôi qua Úc thăm lão đấy nhé. Lão đang song ở tỉnh lỵ nào hỉ?

          • RE: Gửi anh Hạnh
            Nhìn bức ảnh, chiếc thuyền xứ Quảng khác với thuyền xứ Huế anh Hạnh à. Thuyền Huế thẳng và dài, còn thuyền xứ Quảng cong và bầu, nhìn thấy thương quá!
            Anh Hiếu, hôm đó xe cũng có chạy qua cầu Ái Tử, em lại nhớ đến câu hò:
            Mẹ thương con qua cầu Ái Tử,
            Vợ trông chồng lên núi Vọng Phu …

  8. Tình ca người mất trí.
    Anh Hiếu ơi,đọc bài thơ này em chợt nhớ đến bài hát Tình ca người mất trí của TCS.Bài hát này nói lên sự tàn khốc của chiến tranh ,nghe xót xa lắm anh ơi nhưng hát đến câu cuối bài lại thấy nhẹ lòng.
    “… Tôi có người yêu chết trận Ba Gia,
    Tôi có người yêu vừa chết đêm qua,
    Chết thật tình cờ,chết chẳng hẹn hò
    Không hận thù,nằm chết như mơ.”

  9. RE: Tôi Về Qua Thạch Hãn
    Mộng Vân ơi,

    Đã từ lâu lắm ngày còn là sinh viên, anh và nhiều bạn bè không chơi, không hát nhạc TCS vì chúng anh chủ trương nghệ thuật vị nhân sinh và biết quá nhiều về TCS từ ngày anh ta còn học Sư Phạm ở Qui Nhơn.

    ĐÃ BAO LẦN

    Anh đã bao lần vuốt mắt bạn bè
    Anh đã bao lần nghe tim tái tê
    Anh đã sống còn qua cơn binh lửa
    Kẻ gây cuộc chiến, những kẻ u mê

    Anh đã bao lần tưởng nhớ bạn bè
    Ly hương, tóc bạc vẫn nhớ thương quê
    Mong sao tương lai quê hương thức giấc
    Giang sơn không còn những kẻ u mê

  10. RE: Tôi Về Qua Thạch Hãn
    Anh Hiếu mến,
    Mới đây em có đi qua Quảng Trị, gặp cơn mưa hè nên chỉ nhìn cầu HL qua màn nước. Chuyến về, ghé xuống loanh quanh cột cờ Vĩ tuyến 17 trong chiều nhá nhem…Một cảm xúc thoảng qua, xám ngắt màu trời và màu mưa ở nơi chiến tích. Chợt thấy tấm bảng : Nơi bán vé tham quan Bảo Tàng…, nhớ mình đã có lần đi vào theo tour du lịch và đã tự hứa sẽ không bao giờ vào những nơi tương tự nữa. Dù có nhân danh gì thì bạo lực tương tàn trong chiến tranh vẫn là…hạ sách, để lại vết đau lịch sử.
    Chị Tâm ơi, những chiếc ghe này cong cong vầng trăng khuyết gợi cảm hứng trong [i]Ca dao tôi và em[/i] (nhạc và lời An Thuyên):” Cắt nửa vầng trăng tôi làm con đò nhỏ, bẻ đôi câu thơ tôi làm mái chèo…” đó chị. Ngắm lại tấm hình của anh Hạnh thấy đẹp ghê!

    • RE: Tôi Về Qua Thạch Hãn
      Thanh Vân, Diệu Tâm,

      Thì ra chúng ta cũng đã đi qua
      Đại Lộ Kinh Hoàng lởn vởn hồn ma
      Anh nhớ năm xưa trẻ thơ tìm vú
      Trên xác mẹ hiền nát thịt tan da

      Một ngày nào đó ta sẽ đi qua
      Đại Lộ Kinh Hoàng, khấn vái hồn ma
      Sống khôn, thác thiêng, về thế giới khác
      Không biết hận thù, xa lánh can qua

    • RE: Tôi Về Qua Thạch Hãn
      Bảo tàng, tiếng Hán Việt, nghĩa rõ là gì NTV? Sao chỉ nói Bảo Tàng mà không là Viện Bảo Tàng, Nhà Bảo Tàng? Không lẽ nói Cô Nhi để phải hiểu Cô Nhi Viện? hay Hộ Sinh và phải hiểu Nhà Hộ Sinh? Xưởng Đẻ thì hiểu được nhưng vô cùng ngộ nghĩnh và tiếu lâm. Mong các bạn Hán Tự rộng như BGSG, TDL, NDT, PND chỉ bảo.

    • RE: Tôi Về Qua Thạch Hãn
      [i]Ngắm lại tấm hình của anh Hạnh thấy đẹp ghê![/i]

      Thanh Vân ui,

      Chuyển cho anh xem hình đẹp trai của NSH với. Chắc NSH chỉ gởi riêng cho TV thôi nên trên mạng không thấy. Khong bt PND có hình của Hạnh không? Hì hì…

  11. Viện bảo tàng hay Bảo tàng?
    Em đọc được câu hỏi của anh Hiếu. Trong lúc chờ đợi các chuyên gia Hán Việt của trang nhà trả lời thì em xin mạo muội đóng góp một chút:
    Ngày trước ta hay nói là “Viện Bảo tàng” hay “Nhà bảo tàng”. Viện là nơi, sở. Bảo tàng là bảo tồn, giữ gìn, cất giữ. Trong tiếng Hán Việt thì “bảo tàng” là động từ. Sau này thì chữ “Viện” mất đi có lẽ do nói quen ngắn gọn mãi rồi thành văn. Đã có nhiều tranh luận về việc dùng chữ “Bảo tàng” thay thế cho “Viện bảo tàng” nhưng thật ra là phải cẩn thận khi dùng vì cụm từ nào cũng từ gốc Hán Việt.
    Em chợt … giật mình. Có lẽ em phải chỉnh lại cái … “Bảo tàng Tình yêu” của em thành “Nhà bảo tàng Tình yêu” 🙁
    Cảm ơn anh Hiếu đã bất chợt thắc mắc!

    • RE: Viện bảo tàng hay Bảo tàng?
      Trời! Tình yêu mà em phải lập viện bảo tàng để cất giữ thì quả trái tim em đa tình đệ nhất thế gian, biết yêu chắc hồi đi học tiểu học lên trung học, qua đại học?

      Có phải tim em có bốn buồng
      Mỗi buồng giam giữ mấy người thương
      Ngăn ngừa ghen tuông em lập viện
      Giữ kỹ tình yêu từ 10 phương?

      Các chiên diên Hán Tự mau giúp giả nhời câu hỏi Bảo Tàng. Xin cảm ơn.

  12. Viện bảo tàng hay Bảo tàng?
    Anh Hiếu ơi, Bảo tàng Tình Yêu là em lập ra để … tặng anh Trần Dzạ Lữ chứ đâu có phải làm cho em đâu! Sao anh vội nghi oan?
    Bài thơ này em viết sau khi đọc một loạt những bài thơ tình của anh Lữ. Nếu anh chưa đọc thì em mời anh xem ở đây:
    http://nthqn.org/index.php/tho/100-nguyen-dieu-tam/1112-bao-tang-tinh-yeu
    Vui một điều là sau đó có nhiều người … hỏi địa chỉ viện bảo tàng này và đề nghị “ký gửi” kỷ vật tình yêu ( trong đó có anh Ngô Đình Hải ) 😉 nên em phải nghĩ đến chuyện “phát triển” viện bảo tàng Tình yêu để tàng trữ mọi thứ liên quan đến tình yêu, từ chiếc khăn thêu, đôi guốc mộc … và những trái tim “yêu” bất tử nữa.
    Em hỏi nhỏ: Anh có muốn “ký gửi” bảo vật gì vào viện Bảo tàng này không? 😛

  13. RE: Tôi Về Qua Thạch Hãn
    Anh Hiếu mến,
    [i]Bảo tàng[/i] giờ đã thành Tiếng Việt rồi. Trong từ điển TV, đây là động từ được giải nghĩa: “Cất giữ những tài liệu, hiện vật có ý nghĩa lịch sử”. Nhưng hiện nay, BT còn được dùng như danh từ, chỉ nơi cất giữ…Ví dụ người Việt trong nước vẫn nói và viết: Bảo tàng HCM là một bảo tàng vào loại lớn nhất của VN… Có lẽ từ điển TV xuất bản gần đây đã ghi nhận sự thay đổi này rồi (V đang giữ bản cũ 1997).
    Theo em thì chị DT cứ giữ nguyên tên gọi BTTY là…thơ nhất. Nếu chị đổi thành Viện BTTY thì thành cơ quan lớn (anh Lữ hỏng dám nhận đâu 😛 ), đổi thành Nhà BTTY thì thành…tư nhân hoá (nhà thì phải có chủ, hi hi cái này thì V suy diễn…). Bảo Tàng Phụ Nữ Nam Bộ ở đường Võ Thị Sáu cũng có “Viện” hay “Nhà” gì đâu chị ( V không post được hình vào đây) 🙂 .
    Anh Hiếu ui, ” ngắm lại tấm hình của anh Hạnh”, đã chụp và post trên trang này (có ngữ cảnh hẳn hoi), chứ anh Hiếu muốn ngắm hình anh Hạnh (tự anh nghĩ ra và…muốn hi hi…) thì chắc chắn phải nhờ Dao tìm gởi riêng rồi. Chúc anh vui khỏe nhiều, chị DT nữa nha và cảm ơn chị với những lao xao vui. 🙂

  14. Lại chuyện … bảo tàng!
    Vân ơi, chị đùa vậy thôi chứ nghe “viện” hay “nhà” bảo tàng … Tình yêu” chắc mọi người ôm bụng cười lăn! 😀
    Về định nghĩa “bảo tàng” hay “viện bảo tàng” chị thấy online có trang sau đây:
    http://tratu.soha.vn ( cơ quan chủ quản: Cty CP Truyền thông ) khi gõ “Viện bảo tàng” vẫn có ( vài trang khác gõ thêm chữ “viện” không ra )
    * Viện bảo tàng (danh từ): cơ quan sưu tầm, cất giữ, trưng bày những tài liệu, hiện vật có giá trị, ý nghĩa lịch sử
    * bảo tàng (động từ): thu thập, tàng trữ và bảo quản (tài liệu, hiện vật có ý nghĩa lịch sử thuộc tài sản chung), không để cho mất mát, hư hỏng.
    Công tác bảo tồn, bảo tàng
    Viện bảo tàng
    Đồng nghĩa: bảo tồn
    * Danh từ: nơi tàng trữ, bảo quản và trưng bày những tài liệu, hiện vật có ý nghĩa lịch sử.
    Đến thăm bảo tàng
    bảo tàng nghệ thuật
    viện bảo tàng mĩ thuật
    Search thêm chữ “bảo tàng” sẽ ra một loạt: Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Phụ nữ, Bảo tàng Mỹ thuật v.v…
    Định nghĩa từ Wikipedia tiếng Việt:
    “Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một [b]viện bảo tàng[/b] về lĩnh vực dân tộc học của Việt Nam, trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
    Ngày 24 tháng 10 năm 1995, Viện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chính thức được thành lập. Bảo tàng khánh thành vào ngày 12 tháng 11 năm 1997
    Công trình Viện Bảo tàng Dân tộc học do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh, người Tày thiết kế. Nội thất được thiết kế bởi nữ kiến trúc sư Véronique Dollfus (người Pháp).
    Bảo tàng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hoá của cả 54 dân tộc Việt Nam gồm 15.000 hiện vật, 42.000 phim (kèm ảnh màu), 2190 phim dương bản, 273 băng ghi âm các cuộc phỏng vấn, âm nhạc, 373 băng video và 25 đĩa CD-Rom (tính đến năm 2000). Các hiện vật này được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: dân tộc, công dụng, y phục, trang sức, nông cụ, ngư cụ, vũ khí, đồ gia dụng, nhạc cụ, tôn giáo-tín ngưỡng, cưới xin, ma chay và nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác”…
    Như vậy có nghĩa là vẫn phải dùng chữ “viện” cho bảo tàng. Người ta có thể viết Bảo tàng Dân tộc học ( thiếu chữ viện) ngoài … cổng hoặc nói ngắn gọn “bảo tàng” thì cũng hiểu đó là “viện bảo tàng”. Xem ảnh:
    http://www.google.com.vn/imgres?imgurl=http://newoceantravel.vn/uploads/tour/photos/420_baotangdth.jpg&imgrefurl=http://newoceantravel.vn/tour/420-bao-tang-dan-toc-hoc-ndash-cong-vien-thu-le.html&h=600&w=800&sz=80&tbnid=DM6lIAPLna02iM:&tbnh=92&tbnw=122&zoom=1&usg=__FUbQS4LKeDKuvixVvPiOmYdoPrk=&docid=9r-OTUtlrJaeAM&sa=X&ei=zo_3UYTmCcfqrQfcsYH4Cg&ved=0CEAQ9QEwAg&dur=474
    Không thể bỏ chữ VIỆN. Thí dụ như trong chữ “Thư viện”, Cô nhi viện, Viện dưỡng lão, Viện Khoa học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội v.v… (Tất cả các từ này đều là từ Hán Việt)
    Goethe- Institute vẫn được dịch ra là “Viện Goethe” v.v…

    • RE: Lại chuyện … bảo tàng!
      Cảm ơn Diệu Tâm. Thì ra, XHCHVN làm cái gì mà không cắt xén bớt được thì không làm.

      Trong tương lai có thể chữ Thư Viện, Cô Nhi Viện…sẽ còn lại Thư, Cô Nhi rôi sau đó gọn hơn Sách, Mồ Côi… Xưởng Đẻ sẽ còn lại Đẻ, Viện Dưỡng Lão còn lại Già…

      Không biết dân bành trướng sang VN có hiểu được mấy chữ Bảo Tàng Phụ Nữ không hay là lại hiểu Thu Thập, Tàng Trử Đàn Bà?

      Hèn chi dân Việt bị bệnh Gan nhiều nhất thế giới (To Gan, Ngứa Gan vì giận mà không nói được).

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài Cùng tác Giả