Blog của cựu học sinh trường Nữ Trung Học Qui Nhơn

Trang NhàSáng TácTôi Là Ai? Ai Là Tôi?

Tôi Là Ai? Ai Là Tôi?

Là ai trong cõi hư vô
Mà ca mà hát ngây ngô một mình
Là ai dằn xóc chữ tình
Bao năm nặng nợ điêu linh với đời

Ai đi tìm chốn rong chơi
Tôi về lặng lẻ không lời oán than
Màu đời trắng, đỏ, đen, vàng
Xanh kia đâu đó bên đàng đìu hiu


Ai đi bỏ lại bóng chiều
Bỏ con sông nhỏ gượng liều chảy xuôi
Bỏ căn nhà cũ tối thui
Bỏ tôi còm cỏi tới lui nhớ người

Ai đi tôi mất nụ cười
Con tim thoi thóp máu tươi cạn dần
Cuộc đời bóng xế phù vân
Buồn vui ập đến… bao lần tỉnh say

Ai đi bỏ đắng bỏ cay
Bỏ rơi vơ vất tháng ngày yêu thương
Bỏ đi xóm cũ con đường
Bỏ đôi mắt dại vẫn thường ngóng trông

Là ai mà cứ bềnh bồng
Một đời nhớ, một dòng sông ấu thời
Ai ngồi bến đỗ… à ơi..
Vẽ người trong mộng tàn hơi… lịm dần

Thiên Di Phạm Văn Tòng

17 BÌNH LUẬN

  1. RE: Tôi Là Ai? Ai Là Tôi?
    Tôi là tứ đại hình thành
    Đến đi, đi đến như cành hư vô.
    Tôi đến đây trong trần truồng, rồi tôi sẽ ra đi trong trần trụi,tôi là tứ đại do duyên hợp thành, rồi đến một ngày hết duyên tôi sẽ rã.Thơ buồn là do tâm buồn, thơ vui là tâm đã vui. Chúc vui, khỏe

  2. RE: Tôi Là Ai? Ai Là Tôi?
    [i]”Ai đi bỏ lại bóng chiều
    Bỏ con sông nhỏ gượng liều chảy xuôi
    Bỏ căn nhà cũ tối thui
    Bỏ tôi còm cỏi tới lui nhớ người”
    [/i]Một bài thơ nặng chất Thiền sâu lắng Tiểu tôi cảm như tác giả phần nào lạc lỏng giữa thực và hư. Có phải không???

  3. RE: Tôi Là Ai? Ai Là Tôi?
    Bài thơ lẩn lộn tôi và người.
    Dấu hỏi hiện lên đưa tác giả lồng thực hư khó phân định.
    Bài thơ khiến tôi lạc loài theo bạn đó bạn ơi!

  4. RE: Tôi Là Ai? Ai Là Tôi?
    Là ai mà cứ bềnh bồng
    Một đời nhớ, một dòng sông ấu thời
    Hay thật là hay đó Thiên Di…

  5. Gởi em Tòng
    Tôi chính là ai và ai chính là tôi…
    Hư không lẩn vào chốn bằng an vĩnh cửu.
    Một câu hỏi đặt ra như tiếng than trần tục mà em chưa thoát được. Nhưng chi vui vì ít nhiều em đã nhẹ tâm hơn.
    Thơ là người mà, lời thơ khiến chi yên tâm về em hơn.

  6. RE: Tôi Là Ai? Ai Là Tôi?
    Mới nhận được mail của GNT về :Tôi là ai?” thì vào đây đọc được bài thơ của Thiên Di “Tôi là ai và ai là tôi?” nên gởi các bạn xem cho biết.

    Bác sĩ hỏi:

    – Anh sao mà vào đây ?

    – Tôi điên rồi, vì tôi không rõ tôi là ai ?

    Bác sĩ nhíu mày:

    -Anh có thể nói rõ hơn không ?

    -Vợ tôi trước khi lấy tôi đã có một đứa con gái riêng ở VN. Bây giờ cô bé đã là một thiếu nữ truởng thành. Mới đây, bố tôi về bển cưới cô này.

    Bác sĩ bảo:

    -Chuyện thường tình thôi.

    -Nhưng kẹt một cái là vợ tôi trở thành mẹ vợ của Bố tôi.

    -Cũng không có gì phạm pháp.Vì dẫu sao cô bé và Bố anh không cùng một huyết thống.

    -Nhưng tôi thì trở thành….cha vợ của Bố tôi

    Bác sĩ đáp:

    -Thì bắt buộc vậy ! Ðó là ngôi thứ xã hội đặt ra mà!

    -Nhưng mới đây con gái của vợ tôi sinh một đứa con trai. Thằng đó tôi phải xem là em cùng cha khác mẹ với tôi .

    -Ummm ..đúng! Không thể gọi khác được.

    -Nhưng đồng thời tôi và vợ tôi là ông bà ngoại của nó.

    -Ơ … ơ .. quả không sai !

    -Mới đây vợ tôi sinh đuợc một đứa con trai. Vậy là đứa con gái riêng của vợ tôi là con ghẻ của tôi, tức là mẹ kế tôi, đồng thời là chị của đứa con tôi, vừa lại là bà nội của nó. Nói cách khác : con tôi là em tôi và cũng là cậu tôi vì là em của mẹ kế tôi.

    -Ơ… ơ…..ơ….đúng rồi! Phải gọi thế thôi.

    -Như vậy vợ tôi trở thành con dâu của mẹ kế tôi, tức là con gái của vợ tôi trở thành Dì ghẻ của mẹ nó.

    -Còn đứa con tôi là cháu tôi, và là….ông nội của tôi và cũng là anh của vợ tôi! Vậy bác sĩ xem tôi là ai?

    – Tôi điên rồi ….

    Bác sĩ la lên:

    -* Thôi , anh đừng kể nữa , tôi cũng điên rồi*

  7. GỞI ANH TÒNG
    Chao ôi, anh Tòng của Tuyết đây sao?

    [i]”Ai đi bỏ lại bóng chiều
    Bỏ con sông nhỏ gượng liều chảy xuôi
    Bỏ căn nhà cũ tối thui
    Bỏ tôi cằn cổi tới lui nhớ người”
    [/i]
    Bài thơ khiến Tuyết nghĩ tâm tư anh đang xuôi chìm trong thiền định. Không biết có đúng không? Nhưng rất hay và Tuyết nhớ anh muốn về Qui Nhơn ngay…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài Cùng tác Giả