( Xin giới thiệu với các bạn cây bút của cựu học sinh NTH với bút danh Hà Xưa, lâu nay rất muốn vô sinh hoạt với trang nhà mà đăng nhập hổng được. Nay đã được sự đồng ý của tác giả nên mình post bài của bạn ấy. Thân mời các bạn đọc Thưa Anh, Thưa Cô! và cho lời bàn. Đông Oanh.)
I
Hưng vẫn chưa về, thằng nhỏ không chừng đã có bạn gái, vậy cũng tốt, mình đỡ phải lo.
Hân dọn dẹp mâm cơm rồi ngồi xuống, mở trang email, những dòng chữ nhấp nháy:
“Kg anh H
Chúng tôi đã nhận đựoc bài viết “xin hãy vì một thế hệ mai sau”
Bài viết rất tâm huyết, chúng tôi sẽ cho đăng trên trang báo sáng mai.
Mong đón nhận những trang viết tiếp theo của anh.
Ban Biên Tập.”
Hân xoa hai bàn tay, cảm thấy có chút hứng khởi, cô đã chọn tờ báo này để thỉnh thỏang gữi bài viết của mình vì cảm thấy tờ báo có chút tấm lòng, thứ xa xí phẩm mà người ta ít dám dùng ở cái thời buổi này. Lần đầu nhận thư trả lời thấy họ ghi hai chữ “thưa anh” cô đã giận dữ gõ mạnh mấy câu:
“Nè, không phải Thưa anh mà Thưa cô biết chưa! Bộ các anh tửơng rằng chỉ có đàn ông mới quan tâm về những vấn đề xã hội thôi sao”
Cô định bấm “gữi đi” nhưng không hiểu sao lại dừng tay. Ừ “Thưa anh” có khi lại hay hơn đó! Thưa cô không phải rắc rối hơn sao! Những lần đi phỏng vấn các doanh nghiệp để lấy bài viết nộp, nếu cô mặt áo dài, hình như cuôc phỏng vấn của cô thừơng tốn nhiều thời gian và không đạt chất lượng như khi mặc cái quần tây và áo sơ mi. Các ông giám đốc thường trả lời vòng quanh không đi thẳng vào vấn đề. Bỡi vậy cô đã quyết định: ra đường chỉ mặc quần tây, quần jean gì gì cũng đựoc, miễn cái vụ váy sống, áo dài!
Bây giờ cô lại thấy rất cám ơn cái gã nào đã khiến cô tự nhận mình là “anh Hưng”. Cô có thể đưa ra nhiều ý kiến như một người đàn ông, còn với tên Ngọc Hân, chưa chắc gì người ta thèm đọc! cô không hiểu sao cái tên của mình lại chăng ăn nhập gì đến mình. Ngọc Hân? có vẻ như công chúa còn cô là một cô gái mồ côi mẹ từ thuở 15, cha cô đã lấy nguời đàn bà khác chỉ một năm sau đó. Lấy cớ “sợ ma” nguời đàn bà đã không cho cha cô để dù là một bức hình nho nhỏ của người vợ cũ. Cô đã khóc lóc và tranh cải dữ dội, cha cô lừng khừng rồi nói “người sống dầu sao cũng quan trọng hơn người chết”. Đôi mắt Hân lập tức ráo hoảnh và tối hôm đó cô dẫn thằng Hưng trốn qua nhà dì Tư. Ngày hôm sau cô cắt mái tóc của mình bằng một cây kéo cùn lủn và xin vào làm trong một hảng dệt. Cô đã tự nuôi mình và thản nhiên nhận những món tiền trợ cấp hàng tháng của cha để nuôi em không một lời cám ơn.
Chật vật rồi cô cũng đã vào đựoc đại học và rồi cũng đến lúc sắp ra trường. Trên đôi vai thiếu nữ của cô không phải là một mái tóc mây xõa dài mà là một mái tóc thừờng đựoc kẹp lên khá vội vàng…
Thoắt một cái Nguyên đã nhảy lên xe buýt, thói quen đi cái thứ xe công cộng này từ thời sinh viên vẫn đôi khi trỗi dậy trong anh, dù bây giờ hàng ngày đi lấy tin anh vẫn phải đi bằng xe riêng. Anh đưa mắt quan sát. Xe búyt bây giờ đã khá hơn rất nhiều so với những năm trước, mới hơn, đẹp hơn, tuy cái thói quen chen lấn lúc lên xe của nhiều người lúc lên xe thì vẫn cũ rích, không đổi. Hai cán bộ, chắc chắn là đang nghĩ hưu, đang oang oang phê bình một tay đảng ủy nào đó. Nguyên nghĩ: Phải chi họ có thể mạnh miệng như vậy khi còn tại chức thì tốt hơn nhiều.
Cánh cửa xe buýt xịch mở, một cô gái bước lên, kéo theo sau một cái bao rất to chứa những thứ gì đó, lỉnh kỉnh. Cô loay hoay tìm chỗ ngồi, người đàn bà ngồi cạnh anh buông thỏng một câu “đi buôn mà leo lên chi xe này, hổng đi xe khách cho tiện”. Cô gái quay lại, đôi mắt cô thoáng quắt lên rồi dịu xuống “Tôi không đi buôn mà…là đồ chơi cho Cô Nhi Viện, xe tôi bị hư bất tử”. Cô nói và ngồi xuống trên Nguyên vài hàng, tay ôm khư khư cái bao. Nguyên nhìn cô gái, gưong mặt cô xưong xuơng, chót mũi hơi huyếch lên, cái miệng với nét nhân trung rất rõ nhưng lại không mềm mại, mà lại toát chút bướng bĩnh. Có thể nói là coi cũng đựoc nếu cô đừng chến một cái áo sơ mi quá lụng thụng.
Cô gái quay lại, bắt gặp cái nhìn của Nguyên, đôi mắt cô lại lập tức quắt lên, còn Nguyên chợt có cảm giác bối rối, anh quay đi và tự thấy bực mình. Đó không phải là thói quen của anh. Nguyên phải xuống xe ở trạm đầu tiên, lúc ngang qua chỗ cô gái ngồi anh cố nói một câu thân thiện
“Cô mua những thứ này cho các cháu ở cô nhi viện hả? hay quá…”
Cô gái đáp
“Không phải mua, mà là xin, tôi đã đi xin khắp nơi đó, đựoc chưa,” đôi mắt đen nhìn thẳng vào Nguyên, chút tinh ngịch và thách thức.
Nguyên nghe mình trả lời một câu lãng xẹt “à, đựoc” và anh theo dòng người bước xuống xe, cảm giác đôi mắt cô nhỏ đang cười cợt sau lưng anh.
Hân cười thật, cô chun mũi nghĩ: “Hừ, công tử bột lần đầu tiên đi xe buýt, cái gì đối với hắn chắc cũng lạ lắm, tối nay đi phòng trà chắc hắn có khối chuyện để kể cho các em nghe!”
III
Hân đã vào đây nhiều lần nên các cô thừờng để cho cô trong viện thường để cô tự do một mình chơi với các cháu. Trong nháy mắt cái bao đồ chơi cô đã bỏ công vừa đi xin vừa tự làm đã xẹp lép. Vẫn không đủ cho những đứa trẻ, nét thất vong chỉ thoáng qua, những đứa trẻ mồ côi đã học cách tự chế mình rất sớm, không vui nhiều, cũng chẳng mong đợi nhiều…
Hân tiến đến dãy trẻ sơ sinh, những đứa bé nằm ngọ ngoạy, đôi mắt bé thơ ngước nhìn lên ngơ ngác. Một bé gái độ ba bốn tháng, đang quay miệng theo hướng cái bình sữa đã rơi xuống gối, cái miệng bé xíu há ra như con chim non chờ mẹ đút mồi, nhưng con chim mẹ đã không bao giờ giờ trở lại, dòng sữa chảy trên gò má đã gần như khô…tim Hân thắt lại, dù đây không phải là lần đầu cô nhìn thấy cảnh này. Cô cầm bình sữa lên đưa vào miệng bé, nó bú chùn chụt, hai tay bấu chặt bình sữa như sợ nó lại rơi mất. Hân bước tới một bé khác, cô đưa cho nó cái gối bé xíu bằng bàn tay, đứa bé tóm lấy, những hạt đậu bên trong cái gối kêu lạo xạo khiến nó thích thú cười khanh khách. Hân cảm thấy vui vui, cô xoa xoa hai bàn tay, ngón tay trỏ của cô đã khá chai vì ráng may cho xong mấy cái gối này. Cô tự nhũ: Phải ráng nghĩ cách làm thêm những món đồ chơi an toàn cho lũ nhóc mới chập chững, đồ chơi cho lứa lớn thì có thể cùng tụi bạn đi xin đựoc…
Khi Hân ra khỏi cổng viện, bóng chiều đã nghiên trên hàng cây khuynh diệp. Hân nhìn bóng mình đỗ dài lúc đợi xe buýt, cô chợt cảm thấy rất lẻ loi hơn bao giờ hết. Cô thấy buồn thiu khi nghĩ đến lúc phải về nhà. Phải chi mẹ cô còn thì có lẻ đang chờ cô với mâm cơm nóng hổi…
IV
Cái quán nước sinh viên này lúc nào cũng đông, có lẻ vì giá rẻ và vì cái không khí rất riêng của nó. Một khoảng sân vườn giữa lòng phố chật hẹp, lẻ ra nơi này đã có thể dễ dàng biến thành nhà hàng hay quán nhậu hái ra tiền, nhưng nó vẫn chỉ là cái quán sinh viên đã nhiều năm rồi. Người ta cho là lảo chủ quán hơi hâm hâm, nói năng thì cục cằn nhưng lại hay lôi cái đám sinh viên ở tỉnh mới vào đêm đêm cho ngủ nhờ đầy sân.
Hân kéo ghế ngồi xuống, cô gọi ly nước chanh, rồi mở tờ báo ra xem mục “tìm việc”. Cô muốn chuẩn bị cho một công việc mới, còn mấy tháng nữa ra trừơng rồi, cô muốn có việc làm khá hơn một chút, để giúp cho thằng Hưng, và cả cho mình, chiếc áo dài lụa của cô đã mỏng te rồi, cô cũng muốn mua cho mình một sấp vải áo mới.
Một giờ sau Hân đứng dậy, cô rời quán, chỗ cô ngồi còn phảng phất mùi ngọc lan, đóa hoa nhỏ xíu cô đã xin từ cô nhi viện và bỏ trong cái bóp viết…
Nguyên bước vào quán, anh chọn một ghế trống ngồi xuống.
Anh chợt cảm nhận một mùi thơm rất lạ, không phải là cái mùi ngọt ngào, quý phái của những thứ nước hoa mà các cô thường dùng, mà là một thứ hưong thơm dìu dìu thân quen.
Nguyên ngồi xuống, cắm cuối trên những trang giấy, anh cảm thấy dễ chịu lạ lùng…
(còn tiếp…)
05/10
Hà Xưa