Blog của cựu học sinh trường Nữ Trung Học Qui Nhơn

Tâm Bình

Có giữ được Tâm Bình thì mới có thể làm giảm thiểu được những khổ đau, hoặc đến trực tiếp với mình ( do sự tác động của nghiệp lực) hoặc do mình vấy vào nghiệp của kẻ khác.

“Thấy như không thấy, nghe như không nghe, biết như không biết, đó chính là sự thản nhiên không thụ đắc”. Xin đừng hiểu lầm câu nói nầy. Có nghe, có thấy, có biết nhưng không dính mắc. Nếu có dính mắc thì chỉ một chút thôi , như dao khắc chữ trên nước, như thế sẽ làm giảm thiểu khổ đau. Vì nếu như ta cứ “chấp” đúng, sai, sai đúng thì khổ đau sẽ theo ta mãi một kiếp người. Đúng với người nầy, nhưng lại sai với người khác, đúng với thời gian nầy, không gian nầy… Nhưng lại sai với thời gian và không gian khác. Tất cả mọi việc trên đời chỉ là tương đối, chỉ là phương tiện để đạt đến cứu cánh, giải thoát, ngay cả “Pháp” cũng chỉ là một phương tiện, cũng chỉ là không! Và có lẽ” số không” sẽ là số hoàn hảo nhất! Đã là ” không” thì còn gì để tranh giành.,

Người giữ được tâm bình sẽ dễ dàng giao cảm với thế giới chân tâm. Người giữ được tâm bình sẽ cảm thông được với vũ trụ chung quanh mình, từ đó sẽ có thể lắng nghe được tiếng rên xiết , sợ hãi của từng côn trùng, nghe tiếng thì thầm của cỏ cây, và hoa lá…

Và nhất là ” giữ Tâm Bình” sẽ không tạo thêm nghiệp chướng…

Carolyn Đỗ – Apr- 07-2019

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài Cùng tác Giả