Blog của cựu học sinh trường Nữ Trung Học Qui Nhơn

Những Con Sông Chia Rẽ

Những con sông chia rẽ,
Của khúc ruột miền trung,
Sông Gianh, Sông Bến Hải,
Máu xương đã nghẹn dòng,
Suốt chiều dài lịch sử,
Hôm nay vẫn trong lòng,
Của triệu người khắp xứ,
Có lẽ đến ngàn năm,

Vẫn còn phân Nam Bắc,
Có lẽ đến muôn đời,
Vẫn còn phân Trịnh Nguyễn,
Có lẽ xuống đáy mồ,
Còn tranh nhau chân, ngụy,
Ôi dân tộc Việt Nam,
Chịu lời nguyền lịch sử?

Huỳnh Minh Lệ
27.07.2013

7 BÌNH LUẬN

  1. RE: Những Con Sông Chia Rẽ
    Anh Lệ mến,
    Những con sông đã không còn “bên ni bên nớ”, chỉ lòng người còn mãi “đôi bờ” thôi anh! Chợt thấy bất an khi nghe anh gợi lên [i]lời nguyền lịch sử[/i]…

  2. Gởi Thanh Vân
    Thanh Vân mến,
    Thấy nước Mỹ sau khi kết thúc nội chiến và nước Đức sau khi thống nhất mà thèm !

  3. RE: Những Con Sông Chia Rẽ
    Anh Lệ,
    Đọc bài thơ của anh Hiếu rồi bài thơ của anh trong lòng buồn quá đỗi, như sợ phải nghĩ, sợ phải viết, sợ phải nhớ nhưng làm sao quên được những địa danh đã chứng kiến bao lần giang sơn nghiêng ngã , bao lần chia phân nghiệt oan, từ đàng Trong, đàng Ngoài cho đến Bắc Nam. Những con sông bắt nguồn từ núi mẹ Trường Sơn, chảy ra biển mẹ Đông Hải như Sông Gianh, Sông Nhật Lệ, Sông Thạch Hãn, sông Bến Hải, sóng nước trong vắt, hiền hoà mà sao dòng chảy của lich sử lại trùng trùng oan khuất, lại lắm chia cách đau thương.
    Bây giờ Dao chỉ cầu xin sao cho đất nước thanh bình, non sông toàn vẹn và chiến tranh đừng bao giờ xảy đến trên quê hương mình một lần nào nữa.

  4. RE: Những Con Sông Chia Rẽ
    Anh Lệ mến,
    Tâm thích câu Thanh Vân viết “Những con sông đã không còn “bên ni bên nớ”, chỉ lòng người còn mãi “đôi bờ”…
    Làm thế nào để lấp đầy khoảng cách chia cắt đó? Khoan hỏi người, hãy hỏi chính mình, có được không? Tâm nghĩ không dễ, phải không anh?
    Vậy thì “lời nguyền lịch sử”, nếu có, cũng sẽ do chính con người tạo ra, không phải lịch sử muốn thế!

  5. Gởi Diệu Tâm
    Diệu Tâm mến,
    Tuy chỉ là huyền sử, nhưng từ lâu mình vẫn thắc mắc “sự tích rồng tiên”, vì sao phải 50 người xuống biển, 50 người lên núi, không thể sồng chung, đùm bọc, mặc dù cùng một bọc ?

  6. Sự tích Rồng Tiên
    Anh Lệ mến, Tâm rất thích huyền sử Rồng Lạc Long quân và Tiên Âu Cơ lấy nhau sinh ra trăm trứng, sau đó 50 con theo cha lên núi, 50 con theo mẹ xuống biển. Tâm nghĩ đó là một ý kiến tuyệt vời! Có lẽ lúc đó Tổ tiên mình đã bàn với nhau, gia đình ta đông con như thế này, ở chung một chỗ … chật chội, sao không “bành trướng” mở rộng bờ cõi bằng cách chia hai phe? Phá núi xẻ rừng thì theo cha, xuống biển khai thác thủy hải sản thì theo mẹ. Sau này thành công rồi sẽ sum họp một nhà. Trong sử, có nói đến việc sum họp này đó anh Lệ ạ! Nhưng có lẽ do dân tộc Việt Nam quy tụ nhiều dân tộc quá, nên người viết lại huyền sử mới cho 50 người con theo cha lên núi – sau này là tổ tiên người dân tộc miền núi còn 50 người theo mẹ xuống biển là tổ tiên của dân tộc Kinh. Ý nói miền núi miền xuôi gì cũng là anh em cùng trong bọc trăm trứng mà ra nên phải đoàn kết đùm bọc nhau.
    Tâm không thấy trong câu chuyện này có điều gì chia rẽ hết, mà Tâm nghĩ còn có nhiều ý nghĩa sâu xa trong đó. Cùng một mẹ sinh ra, ở đâu đi nữa cũng là con một nhà. Người Việt mình hay ấp ủ con, con đã lớn cũng cứ muốn đùm bọc che chở. Nhiều gia đình sống chung với nhau 3, 4 thế hệ. Điều này vô tình có thể làm con cháu ỷ lại không tự lập. Chính suy nghĩ, cách giáo dục, văn hóa đó rất khác với người phương Tây. Cho nên nếu đem ra mà so sánh với dân châu Âu, châu Mỹ … sẽ khập khiễng, kể cả chuyện Đông & Tây Đức.
    Tâm không có ý nói ai hay ai dở. Vì chính mình cũng ảnh hưởng quan niệm đó, con cái lớn vẫn lo ngay ngáy khi nó xa mình, vẫn muốn chăm sóc con như lúc còn bé thơ. Đáp lại, con có sự gắn bó với cha mẹ hơn. Dĩ nhiên cũng tùy gia đình. Nhưng nhìn chung là như vậy.
    Bây giờ mà có nhà ai được … trăm con, Anh Lệ có chắc là trăm con đó sống chung với nhau sẽ “đại hồng phước” không?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài Cùng tác Giả