Bài 1
Xin chào con gái tháng giêng,
Mùa xuân hoa cỏ ngoan hiền như em,
Xin chào con gái tân niên,
Xin chào má lúm một bên đồng tiền.
Bài 2
Khi không ta ghé đời nhau,
Khi không để lại nỗi đau dịu dàng,
Khi không cây mọc…hai hàng,
Khi không lá cũng bàng hoàng xót xa.
Bài 3
Nghe em hát đến vạn lần,
Mà sao vẫn cứ chưa gần được em,
Bài tình ca đã nghe quen,
Mà sao vẫn cứ thôi miên môi mềm .
Huỳnh Minh Lệ
30.01.2011
RE: Lục Bát Tháng Giêng
Anh Lệ thân
Chùm lục bát nhẹ nhàng, dễ thương. Có nhiều nét chấm phá rất lạ, rất thơ và …khó hiểu như [i] Khi không cây mọc …hai hàng[/i] là làm sao? 😆
Dao
RE: RE: Lục Bát Tháng Giêng
Dao ơi,
Hai hàng cây ở hai bên đường không khi nào chúng gặp nhau được,chỉ thỉnh thoảng có vài ngọn lá lao xao thôi !
HML
Re: Lục Bát Tháng Giêng
Anh Lệ thân,
Khi không ta ghé đời nhau,
Khi không để lại nỗi đau dịu dàng,
Khi không cây mọc…hai hàng,
Khi không lá cũng bàng hoàng xót xa.
Bốn câu thơ trên trong chùm Lục Bát Tháng Giêng của anh sao mà dịu dàng nhưng cũng đầy xót xa… cảm ơn anh đã giải thích cái ẩn ý của thơ!!!
RE: Re: Lục Bát Tháng Giêng
Lệ Hiền thân mến,
Cảm ơn em đã đọc thơ.Chúc Lệ Hiền có một sinh nhật vui vẻ.
Anh Lệ
RE: Lục Bát Tháng Giêng
HML,
Chùm lục bát tháng giêng ngọt ngào quá đỗi.
“[i]Khi không cây mọc hai hàng[/i]” …nó “nhiều chuyện” lắm HML à. Khi cây còn nhỏ, hai hàng là hai hàng thiệt! Nhưng khi lớn lên cây khỏe mạnh, vươn cành, khép tán, thế là dung dăng dung dẻ nắm tay nhau rì rào, rì rào. Trừ phi HML nói đến hai hàng cây trồng trên đại lộ…60 mét ! 😆
nd
RE: RE: Lục Bát Tháng Giêng
NDung ơi,
Theo luật phối cảnh thì hai hàng cây chúng sẽ gặp nhau ở đường chân trời đấy ! Và với những cành cá thì,nên từ bi với chúng,đừng la chúng nhé,cứ cầu nguyện cho chúng được mãi mãi dung dăng dung dẻ nắm tay nhau rì rào,rì rào.Mô Phật ! 🙂
HML
RE: RE: RE: Lục Bát Tháng Giêng
Nhà thơ lại dùng phép tu từ thậm xưng rùi!!!
Nguyện cầu là cho những chuyện lớn cỡ..hoà bình cho thế giới lận nhà thơ ơi! Còn hai hàng cây song song trên đại lộ thì cứ mong cho tới …vanishing point nha. 🙂
nd
[img]http://nthqn.org/index.php/gallery/image?format=raw&type=img&id=560[/img]
RE: Lục Bát Tháng Giêng
Chùm Lục Bát Tháng Giêng thật dễ thương và mềm như mùa Xuân đang đến đó anh Lệ.
Chị Dung nói đúng đó, có những hàng cây khi to, cao, cành lá vươn dài và xum xuê tỏa rộng ra, uốn khúc đan lại với nhau tạo thành những vòm lá mà nắng không chen nổi ngay cả vào mùa hè đó anh Lệ. Bên mình ít thấy chứ bên này họ trồng những loại cây gì mà hay có những vòm cây như thế lắm…mà dài nữa, cả cây số vậy đó. KT
RE: RE: Lục Bát Tháng Giêng
Tiến ơi,
Hãy cầu nguyện cho những cành lá luôn “vươn dài và xum xuê tỏa rộng ra,đan lại với nhau tạo thành những vòm lá mà nắng dù khắc nghiệt đến mấy cũng không chen nổi vào” được,và dài cả…ngàn năm !
Anh Lệ
Re: Lục Bát Tháng Giêng
Anh Lệ,
“Khi không” là tiếng địa phương, lâu rồi em đã không nghe và cũng không nói. Ngày hôm qua đọc “Khi không…” trong chùm Lục Bát Tháng Giêng của anh nghe ngờ ngợ… phải đọc đi đọc lại đôi ba lần em mới nhận ra âm hưởng đặc trưng của Qui Nhơn trong đó… cảm ơn anh Lệ đã gợi nhớ lại “khi không” trong em.
RE: Lục Bát Tháng Giêng
Ừ, Hiền nhắc đến làm Tiến cũng nhớ lại hai chữ này…hình như người BĐ mình mới nói thôi phải không anh Lệ.
Cái đọan lục bát này nghe buồn quá vì hai chữ “khi không” đó anh Lệ à. Hiền thiệt là bén nhạy khi đọc thơ đó Hiền à. KT
RE: RE: Lục Bát Tháng Giêng
Lệ Hiền,Kim Tiến,
Đúng rồi,”khi không”là của Bình Định đấy !”Khi không mà đổ thừa cho nẫu” chẳng hạn.Nhưng mà phải hỏi lại nhà “phương ngữ học” Đông Oanh thử,anh cũng chưa chắc ! 😆
Anh Lệ
khi không
Nói thay Đông Oanh:
“khi không” không riêng của BĐ đâu. Đừng cầm nhầm!
Hãy nghe Du Tử Lê dân gốc Hà Nam viết:
Ngày tháng hạ khi không mà trở rét
Sao khi không người ngoảnh mặt kiêu sa…
RE: khi không
Đúng là văn phong của MiCay ! Cay quá là cay !
RE: Lục Bát Tháng Giêng
Micay giỏi quá, tí xíu nữa là mấy anh em mình cầm nhầm rồi anh Lệ ơi! 😀 Cảm ơn Micay nhiều nghen.
RE: Lục Bát Tháng Giêng
Micay chính xác quá đó chớ! Mình cũng nhớ tới bài Trên ngọn tình sầu do Từ Công Phụng phổ nhạc thơ DTL, có mấy chữ [i]khi không[/i]này. Bài hát từ hồi thiếu nữ đã mê tít khi nghe Nguyễn Chánh Tín, lúc đó là học sinh hát(không nhớ là trường Mạc Đỉnh Chi Hay Bùi thị Xuân), sau này thì đến Tuấn Ngọc.
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=pxaSFvzNto
nd
GỬI Các Bạn
Từ KHI KHÔNG đólà từ thường dùng của người VN không của riêng ai hết.Huế cũng có khi không ,ngòai Bắc cũng có khi không, Bình Định cũng có khi không.Từ thông thường này
dùng cho ĐắT rất khó.Trường hợp này DTL
dụng ngữ thích hợp và hay trong bài trên ngọn
tình sầu.Chúc các bạn vui vẻ nhé
RE: GỬI Các Bạn
Anh Lữ cũng nhầm.
Đó là bài Tình Sầu Du Tử Lê.
Từ Công Phụng phổ nhạc thành Trên Ngọn Tình Sầu.
Ngọc Dung hát bài này chắc hay?
RE: RE: GỬI Các Bạn
Mi Cay ơi !
Bài “Tình Sầu Du Tử Lê” là một bài thơ khác của Du Tử Lê, không liên quan đền Trên Ngọn Tình Sầu. Từ Công Phụng phổ Trên Ngọn Tình Sầu từ “67 Khúc Thêm Cho Huyền Châu”
RE: Lục Bát Tháng Giêng
Không zám đâu Mi Cay ơi! 🙂
Một ca sĩ nữa hát bài này rất hay là Xuân Sơn, không biết có ai còn nhớ!
ndung
GỬI MI CAY
Thì anh nói thơ Du Tử Lê chứ còn gì nữa? Từ
Công Phụng phổ nhạc thành Trên ngọn Tình Sầu đó.Mi Cay cũng vui hả? Chúc Tết zui zẻ
nghe.
GỬI MI CAY
Thì đó là thơ Du Tử Lê còn gì nữa Mi Cay?
Từ Công Phụng phổ nhạc thành Trên Ngọn Tình Sầu.Làm răng anh nhầm được hí.Mi Cay
hay May Ki cũng vui quá hí.Chúc Tết zui zẻ nghe.
Trên Ngọn Tình Sầu
Trên nóc tình của hai hàng cây chắc đẹp và buồn cho nên Du Tử Lê đã viết [i] Con dế buồn tự tử giữa đêm sương[/i] trong bài thơ [b]67 Khúc Thêm Cho Huyền Châu[/b] của ông, Từ Công Phụng phổ nhạc có nhan đề là Trên Ngọn Tình Sầu.
Và có lẽ cũng vì hai hàng cây đó mà Luc Bát Tháng Giêng thấp thoáng [i]nỗi dau diu dàng[/i]. Cảm ơn anh Lệ đã giải thích
Dao
Trên Ngọn Tình Sầu – Từ Công Phụng/Du Tử Lê – Tuấn Ngọc
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=yOorcf8Vulo[/youtube]
RE: Đông Oanh _ Làm bánh chưng_3
[i]Wanh nhem thèm bà con đấy phỏng?[/i]
RE: Đông Oanh _ Làm bánh chưng_3
Anh Huy ơi! Bánh chưng em làm là hết sẩy đó nghen! Có dịp nào anh về vào dịp Tết em sẽ tự tay gói cho anh ăn nghen!
RE: RE: Đông Oanh _ Làm bánh chưng_3
Rầu… Wanh nhớ đó, đững wơnh ngheo!