Houston, ngày 13/8/2022
Các em thương mến,
Ngày rằm tháng 7 âm lịch hằng năm là ngày Mẹ của Việt Nam năm nay nhằm ngày 12 thang 8 , cũng là “ngày rằm xá tội vong nhân” truyền thống của dân tộc VN mình . Đó là ngày dành cho những người con có hiếu, bận rộn quanh năm , có thời gian, có dịp , bày tỏ lòng thương Mẹ, muốn chăm sóc cha mẹ già yếu v..v..đó cũng là ngày những người con bất hiếu không biết ơn cha mẹ mà còn làm những điều khiến cha mẹ đau lòng được cha mẹ tha thứ ( xá tội )
Các em thương mến,
Ngày này còn có truyền thống “cài hoa hồng đỏ” cho những người còn Mẹ và cài hoa hồng trắng cho những người đã mất Mẹ v..v,.chúng ta đều đã biết qua những bài hát , bài viết BÔNG HÔNG CÀI ÁO quen thuộc …
Các em học sinh ngày xưa của mình, dù là nam hay nữ, nay đều là những người cha ngườii mẹ, co khi la ông / bà …nữa .Chúng ta là những người con hiếu , là những cha mẹ tốt , có những gia đình hạnh phúc, nhưng cũng có những người kém may mắn, gia đình đổ vỡ, con cái có cha thì xa mẹ, có mẹ thì xa cha v..v..những nguồi ấy có khi nhớ đến cha mẹ nhiều hơn chúng ta nữa ..
Nói dài dòng như vậy chỉ để giới thiệu với các em một bài viết về một người con gái rất có hiếu nhưng quanh năm suốt tháng bận rộn ko có djp thăm Mẹ cho đến phút cuối cùng cũng không .
Thuơng mến chúc các em một mùa Vu Lan sức khoẻ và an lành .
tn
DƯƠI ĐÂY LÀ BÀI VIẾT
“Mẹ ơi, con còn chưa kịp báo hiếu!”
Có nhiều việc, chúng ta cứ lần lữa mãi, chờ có dịp, chờ có thời gian… rồi đến lúc lại phải vỡ oà trong hối hận và day dứt vì tất cả đã quá muộn màng. 01.
Là một đứa con, dường như chúng ta luôn “mắc nợ” cha mẹ mình, một món nợ ân tình không bao giờ được yêu cầu phải trả và dường như cũng không thể nào trả hết được. Khi còn nhỏ, chúng ta hay nghĩ đơn giản rằng kiểu gì lớn lên mình cũng sẽ báo hiếu với bố mẹ thôi mà. Nhưng đến khi đã thực sự trưởng thành, có mái ấm của riêng mình, bạn trở nên quá bận rộn với gia đình nhỏ ấy mà quên đi lời hứa chăm sóc bậc sinh thành.
Chúng ta luôn cảm thấy không nỡ để con cái mình thiếu thốn tình cảm, nhưng lại vô tình để bố mẹ phải chịu sự cô đơn. Điều này thể hiện rõ nhất trong mối quan hệ giữa mẹ và con gái. Mẹ luôn là người lo lắng canh cánh khi con gái họ trưởng thành. Vì mẹ đã từng trải qua những khó khăn trong cuộc hôn nhân, khi sinh nở… Nên điều duy nhất họ mong mỏi là con gái có thể có một cuộc sống thật tốt. Nhưng khi bạn bận lo lắng cho cô con gái của mình, hãy nhớ ở nhà vẫn còn người mẹ già nhiều đêm ngủ không yên giấc vì lo lắng cho bạn.
Một ngày, Mai nhận được cuộc gọi từ quê nhà. Trong khoảnh khắc nghe được đầu dây bên kia thông báo tin dữ, trước mắt cô như bị một màn đêm bao phủ. Người anh trai của cô nghẹn ngào nói: “Hương Mai ơi, mẹ chúng ta mất rồi, nhưng đã không kịp nhìn mặt em lần cuối…”.
Khi nghe tiếng khóc của anh trai vang lên trong điện thoại, trái tim Hứa Hương Mai cũng như bị ai đó đánh mạnh vào, bất giác lệ đã tràn khắp mặt. Khoảnh khắc ấy, cô không thể thốt lên được lời nào nữa, cứ thế ngồi thụp trên sàn nhà khóc nấc lên từng đợt. Đến khi con gái cô phát hiện ra mẹ mình thất thần không còn chút sức sống nào, Hứa Hương Mai mới run run cất lời trong làn nước mắt: “Con ơi, mẹ không còn có mẹ nữa rồi!”.
Người phụ nữ ấy nhìn con gái mình, nhận ra nhiều năm qua cô chỉ bận tâm đến mỗi mình con gái đến mức không có thời gian để thường xuyên về thăm mẹ. Cô để mẹ mình chờ đợi quá lâu, và đến một ngày bà đã không còn có thể đợi được nữa.
02.
Khi con gái trưởng thành, đi học xa rồi lập gia đình, Hứa Hương Mai luôn cảm thấy lo sợ nếu con lấy chồng quá xa. Cô sợ rằng con mình ở quá xa nhỡ bất hoà với nhà chồng, gặp phải điều gì khó khăn, cô cũng không kịp giang tay ra bảo vệ nó. Thậm chí, điều khiến Hứa Hương Mai không yên lòng nhất, chính là nhỡ một ngày mình già yếu, phút giây từ dã cõi đời con gái ở xa quá lại không về kịp. Người phụ nữ ấy không ngờ được rằng cuối cùng chính mình lại không kịp nhìn mặt mẹ ruột lần cuối.
Có nhiều việc, chúng ta cứ lần lữa mãi, chờ có dịp, chờ có thời gian… rồi đến lúc lại phải hối hận cả đời vì tất cả đã không còn kịp.
Năm đầu xa nhà đi học đại học, Hứa Hương Mai dự định hè sẽ về nhà với mẹ, giúp đỡ mẹ công việc trong nhà. Nhưng những chuyến đi chơi với bạn bè, những đợt tình nguyện đã khiến cô gái đôi mươi ngày ấy chùn bước. Mẹ lại nhẹ nhàng: “Hãy làm những gì con thích nhé!”.
Khi tốt nghiệp, bước vào guồng quay cuộc sống xô bồ nơi thành phố, những áp lực công việc dày đặc khiến cô bận rộn, mệt mỏi không có thời gian về nhà. Mẹ an ủi: “Cố lên con nhé, đừng lo cho mẹ”.
Ngày cô bước chân vào lễ đường, mẹ ngồi dưới hàng ghế nhìn lên len lén lau nước mắt, vì biết rằng từ nay con gái đã có mái ấm riêng, ở nơi xa xôi không còn trong vòng tay của mẹ nữa: “Hạnh phúc con nhé!”.
Hứa Hương Mai từng dự định sau khi nghỉ hưu sẽ về sống cùng để tiện chăm sóc mẹ. Nhưng cô con gái vừa sinh con xong, không có ai giúp trông cháu, cô thấy thương con nên quyết định thu dọn đồ đạc, đến ngay thành phố con gái đang sống. Lúc Hứa Hương Mai đến tạm biệt mẹ già, bà vẫn mỉm cười hiền từ: “Thôi, con cứ đi đi, không cần lo cho mẹ”.
Lúc ấy, cô nghĩ rằng khi cần mình muốn thì có thể mua vé máy bay ngay, hoặc gọi video về thường xuyên cho mẹ là được. Nhưng những công việc nhà lặt vặt giúp con gái đã ngốn hết thời gian của Hứa Hương Mai. Còn mẹ cô thì cứ đợi mãi, đợi mãi không thấy con gái quay về.
03.
Mai nhớ lại ngày còn bé, mẹ luôn là người thương yêu cô nhất. Mỗi khi bị anh trai giành đồ chơi, bị bọn trẻ con trong xóm bắt nạt, mẹ sẽ lại ôm cô vào lòng dỗ dành, mua cho cô những món ăn ngon. Trong kí ức của cô, mẹ có nụ cười rất đẹp. Nụ cười đưa cô nhẹ bước qua những năm tháng đầu đời, không bao giờ phải lo lắng sầu muộn, vì tin chắc rằng vẫn luôn có mẹ ở đây.
Suốt nhiều đêm sau khi mẹ ra đi, Mai đều đắm chìm trong nỗi buồn và nước mắt. Cô nhớ mẹ, tự thấy mình nợ mẹ rất nhiều. Nợ mẹ những năm tháng son trẻ không màng bản thân, chỉ lo chăm sóc, nuôi dạy cô nên người. Lại nợ mẹ những năm tháng tuổi già chờ cô một lần về thăm nhưng mãi không thấy.
Ngày trở về đưa tiễn mẹ, Hứa Hương Mai thấy lòng trĩu nặng vì những hối hận muộn màng. Cô dường như nhìn thấy ở phía xa, mẹ vẫn ngồi trước hiên nhà mỉm cười chờ cô đến: “Hương Mai của chúng ta đã về rồi đấy à!”.
Trên đời này có một loại tình cảm sâu đậm và vô giá nhất, đó chính là “tình mẹ”. Mẹ bằng lòng đánh đổi tuổi thanh xuân, đánh đổi nhiều mong ước riêng trong cuộc sống để dành hết tâm sức cho đứa con của mình. Chỉ đến khi trở thành một người mẹ, thấy con gái rơi một giọt nước mắt, trái tim lại đau xót một trận, Hứa Hương Mai mới thấm thía được tình yêu của mẹ đối với mình lớn đến mức nào.
Trưởng thành, có quá nhiều nỗi lo toan trong cuộc sống bộn bề khiến bạn quên mất rằng đã từng có một người dù bận đến bao nhiêu, cũng không bao giờ quên để dành khoảng thời gian lớn nhất cho bạn. Đó là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời, chắc chắn sẽ không bao giờ bỏ bạn mà đi. Chúng ta vẫn luôn chủ quan vào điều ấy, đinh ninh rằng mẹ vẫn luôn đợi. Nhưng rồi thời gian thì thấm thoắt, năm tháng thì vội vã, chớp mắt ngoảnh lại không ngờ mẹ đã già.
Như tên một bài hát nổi tiếng: “Nhớ thường xuyên về thăm nhà”, cũng là một lời nhắc nhở tất cả chúng ta đừng quá bận bon chen ngoài xã hội mà quên đi mái ấm gia đình với những người thân yêu luôn dang rộng vòng tay chờ đón. Đừng để đến một ngày người yêu thương ta nhất cũng rời bỏ cuộc đời, nước mắt mới bất chợt vỡ oà trong hối hận khôn cùng: “Mẹ ơi, con còn chưa kịp báo đáp công ơn của mẹ!”.