Theo mình biết ngôn ngữ nước nào cũng đều có những cụm từ “ xin vui lòng” , “xin mời” , “ cám ơn “, “không có chi “…và trong giao tiếp ứng xử thì đều được dùng kèm theo nụ cười thích hợp. Tiếng Việt mình cũng thế không ngoại lệ. Trong giáo trình Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài do Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn biên soạn cũng đều có tất cả những câu nói này và giáo trình này được xem là chuẩn mực của Tiếng Việt trong giao tiếp. Thế nhưng trên thực tế ở Việt Nam thì không được như thế. Nhất là ở các cơ quan công quyền, kể cả ở thành phố lớn như Sài Gòn, các bạn có thường được nghe những câu nói như trên không? Chắc là có nhưng rất ít, còn nụ cười kèm theo thì sao? Chắc là lại càng ít hơn! Có vài lần do có việc mình cần phải đến các Đồn Công An, thì các nét văn hóa nêu trên không hề có mà hầu như đều ngược lại, và Đồn Công An nào cũng thế. Ngôn ngữ đối với dân thì lạnh lùng quan liêu, nói chi đến nụ cười, còn các đồng chí công an chuyện trò với nhau thì mình vẫn “bị” nghe được có kèm theo những tiếng chửi thề. Còn ở các Bịnh viện , lớn nhỏ gì cũng thế, y tá, bác sĩ rất hiếm khi mỉm cười ngọt ngào với bịnh nhân và những tiếng cám ơn xin mời mình tin chắc là rất ít, vì mình đã không ít lần phải ra vào bịnh viện.
“ Chút nữa con nhớ cảm ơn cô Bác sĩ nghen!”
Có em nhớ lời làm đúng theo như mình dặn, khoanh tay cảm ơn cô Bác sĩ rất lễ phép. Julie và Sarah rất thích, cười rất tươi, Julie mới học Tiếng Việt được hơn tháng cũng biết đáp lại không có chi. Giá mà mọi người đều có thái độ tri ân như thế thì tốt và vui biết mấy! Nhưng sau khi mình nhắc nhở thì có em nhớ em không, có em mắc cỡ không nói được, thậm chí có em không biết nói sao chắc vì hồi nào giờ đâu có ai bày biểu nói như thế đâu( người lớn cũng thế mà, có biết nói cám ơn xin mời đâu mà con nít bắt chước! ) Sau đó công việc túi bụi quá, mình không thể nhắc nhở hết các em được, nhưng mình thấy các Bác Sĩ dù tất bật thế nào câu nói cám ơn xin mời hầu như vẫn luôn trên môi của họ. Đó là nét văn hóa, là sự giáo dục, là thái độ ứng xử, và… là sự khác biệt, điều vẫn luôn làm chúng ta trăn trở.
25.11. 2009 (Còn nữa)
Đông Oanh càng viết càng hấp dẫn dành nghề phóng viên chiến trường của anh Trác Hiếu rùi, coi chừng Ngừ Bình Khơ khóc đó nha
Chị Đông Oanh
Chị viết hay lắm!
Chị đừng bận tâm nhiều tới tiếng “Thank you” của tụi tây. Từ nhỏ tụi nó đã được dạy nên nói như cái máy, những “magic words” này, thank you, please, would you mind, vân vân. Người Việt nhiều khi không nói cám ơn không có nghĩa là không cảm nhận cái ơn. Sự khác biệt không phải chỉ ở ngôn ngữ mà là văn hóa nữa.
Nói hay nghe [i]Thank you[/i] suốt ngày thì cũng [i]bế tắc[/i] lắm, không bết lời nào nói bằng lưỡi, lời nào nói từ trong lòng!
Nguyễn Bế tắc
[b]Cảm ơn anh Bế Tắc[/b]. Tui nói thiệt lòng đấy anh ạ. Khi đang viết bài tôi chợt nhớ đến anh nên mượn của anh 2 chữ Bế Tắc để diễn tả tâm trạng bí xị, tịt ngòi của tôi khi bị bà bệnh nhân hỏi “Tránh ăn mắm thì ăn gì? Nhà chỉ có mắm thôi mà”.
Trg chuyến đi Huế năm 2006 của tui, tui thưởng 3 tour guide quà bằng hiện kim rất lớn mà cả 3 không ai mở miệng nói lời cảm ơn làm tui bế tắc quá chừng, tui tưởng họ chê ít nhưng sau hỏi bạn bè VN thì ai cũng kêu trời sao tui tặng quá nhiều như vậy, tạo thói quen không tốt. Theo tui thì mỗi ngày phải nói ít nhất 3 lần cảm ơn: cảm ơn đời, cảm ơn người, cảm ơn mình đã nói cảm ơn. Hà, hà.
Từ từ khoan xuống đất vội Đông Oanh nhé! Cứ “ở trển” viết thêm vài bài nữa rồi hãy xuống…
Chủ đề bài viết của ĐO gợi ra rất hay, rất cần được suy nghĩ; nhưng với một nền giáo dục bệnh hoạn, không giống ai như hiện nay thì cũng chẳng thể mong gì hơn ở các cháu… ngay cả những chàng (nàng) tour guide dù đã được huấn luyện kỹ càng mà vẫn chưa nói đượclời cám ơn thì huống gì với các cháu ở vùng sâu, vùng xa…
Và cứ “lên” tiếp đi Oanh nhé! khoan “xuống” đã.(!!!)
Dong Oanh neu len dieu nay rat dung. Hy vong nganh giao duc o VN minh se biet huan luyen cho gioi tre sau nay nhung dieu hay ma minh da hoc duoc o nhung nguoi da ra di va tro ve de giup do que huong cua minh.
Xin cảm ơn chị Đông Oanh, chị đã nêu ra những vấn đề đã đang và còn làm trăn trở biết bao nhiêu con tim. Đã là phép lịch sự thì cho dù thật lòng hay giả dối cũng cần phải có bởi vì nó luôn luôn làm đẹp lòng người cho lẫn người nhận.
Bài viết của chị càng lúc càng mang lại cho chúng ta nhiều điều để suy nghĩ và học hỏi. Xin cảm ơn chị và đang chờ để được dọc tiếp.
Nam Phương
Hì hì! Hello chị Đào, anh Hiếu, anh Bế Tắc, anh Chúc và các bạn!
Sáng nay mình dậy hơi muộn vì đêm qua thức khuya, khi mở computer ra mình choáng ngợp vì vui sướng, nhưng cũng mắc cỡ đỏ cả mặt. 😳 Các bạn đã quá ưu ái mình đó thôi mà. Xin cám ơn tất cả. ( Ở trển hoài sợ rớt bịch té đau quá anh Chúc ơi! 😛 )
Đông Oanh.
Chào bạn Nam Phương! Xin cảm ơn lời bàn của bạn. Mình chỉ viết theo những gì con tim mách bảo, chắc nhờ vậy mà được các bạn đồng cảm nhiều! Đón mừng bạn đến với trang web nhà mình! Bạn học khóa nào? Có thể cho bọn mình thêm thông tin về bạn? Tên của bạn làm mình liên tưởng đến một Hoàng Hậu diễm kiều! Thân mến! Đông Oanh.