Tôi không được sinh ra ở quê cha, cũng không phải ở quê mẹ, mà ở một thành phố miền duyên hải Nam Trung bộ, rồi từ những năm còn rất nhỏ đã theo gia đình đi nhiều nơi ngược ra miền Trung. Có lẽ cũng quen, khi lớn lên tôi là người thích đi đây đó, và có cơ duyên đi khá nhiều, thế nhưng một trong những giấc mơ của tôi là “về quê”. Một giấc mơ tưởng chừng thật đơn giản nhưng mãi đến hôm nay khi đã vào tuổi về hưu tôi mới thực hiện được. Ngày ấy, cha rời làng quê đi học xa nhà, rồi có gia đình, lập nghiệp ở phương Nam. Chị em chúng tôi lớn lên trong những năm chiến tranh, cha không muốn cho về quê sợ nguy hiểm. Không chỉ quê cha mà quê mẹ cũng vậy. Năm lớp 6 tôi mới được theo bà ngoại về làng, chỉ một lần thôi mà nhớ mãi đến sau này. Ông anh con bác ở miền Bắc có lần hẹn: “Sẽ có ngày anh em mình về quê nội. Các anh chị từ ngoài Bắc vào, các em ở trong Nam ra”. Và tôi chờ, chờ mãi ... Hóa ra không dễ có dịp đi cùng nhau.
Khoảng đầu năm 1977, chúng tôi bị CS giam giữ tại trại tù Trảng Táo trong tỉnh Long Khánh. Chiều hôm ấy, một buổi chiều oi bức và nắng sắp tắt sau rặng núi lam. Tôi đang ngồi đan một chiếc rổ tre để đựng rau. Quanh tôi, vài ba bạn tù khác cũng đang ngồi vá áo quần. Đây là một khoảng thời gian thoải mái ngắn ngủi mà chúng tôi có được sau một ngày làm việc cật lực trong rừng sâu hay trên nương rẫy. Vừa xây dựng trại tù vừa phá rừng trồng bắp mì để tự nuôi sống, chúng tôi bị bắt buộc làm việc nặng nhọc từ mờ sáng đến chiều tối, không một ngày nghỉ ngơi. Bỗng có tiếng ai hỏi vọng ra từ trong trại tôi: – Ai vậy? Ai vậy? Đau gì vậy? Tôi quay nhìn ra sân sau. Hai người bạn tù của chúng tôi đang chạy lúp xúp, võng một người bệnh hướng về phía bệnh xá. – Quỳnh. Đội 13. Sốt rét.
"Biển, đó là nơi đến cuối cùng. Sóng lặng yên lành hay bão tố. Trong chiến tranh kiếp sống cuả một con người đâu khác gì đám lục bình trôi bềnh bồng trên mặt nước. Tôi nhẹ nhàng đi trên biển, gió từ ngoài khơi thổi vào mát rượi. Lần đầu tiên được đi chân trần sau mười ngày đôi giày không cởi, ngay cả trong giấc ngủ, tôi có cảm tưởng mình đang đi trên nhung. Cát biển mịn dưới chân về đêm âm ấm chui vào từng kẽ ngón. Biển khiến tôi chợt nhớ có lần hưá với Ðành khi nào về phép sẽ đưa nàng đi dạo biển Nha Trang về đêm." ...
Apartment nơi chàng ở nằm trên tầng hai, phía sau phòng ăn là một balcony nhỏ, ở đây có một chiếc ghế nhựa, chàng thường ngồi lên đó, vừa hút thuốc vừa nhìn thiên hạ phía dưới. Hoặc mỗi khi có điều gì phiền não chàng cũng thường nhìn trời đất quạnh hiu thổi những ngụm khói cay xè đắng nghét vào không gian để trầm tư mặc tưởng. Phía dưới balcony là một khoảng sân rộng dùng làm parking. Mỗi chiều sau giờ tan sở những chiếc xe đủ loại, đủ màu sắc, cũ mới lẫn lộn từ các nơi về đậu san sát bên nhau. Ðể giải buồn chàng thường phân nhóm xe theo màu sắc và ví khu parking này như là nước Mỹ, còn tất cả màu sắc kia đại diện cho từng màu da của từng dân tộc qui tụ về đây để làm nên hợp chủng quốc. Chỉ một parking nhỏ thu hẹp này thôi, cũng đủ thấy giàu nghèo khó mà lẫn lộn.
Tôi bước vào năm thứ 41 trên đất Mỹ. Tôi từ West Malaysia đến Los Angeles, Mỹ ngày 7 tháng 3 năm 1979. Mới đó mà 40 năm trôi qua như gió thoảng. Đêm qua tôi nói với vợ tôi là ngày mai, thứ 7, tôi muốn đãi vợ tôi ăn tiệm, kỷ niệm 40 năm tôi đến Mỹ. Vợ tôi cười vui bằng lòng.
Sáng nay, chúng tôi đi phố sớm cho vợ tôi đi chợ mua sắm thức ăn cho cả tuần. Phố Orlando có nhiều tiệm ăn Việt, cơm phở bún đều có đủ. Nhưng chúng tôi ghé lại tiệm Bánh Mì Cali. Bánh mì thật dòn, thịt nướng và cà phê thơm ngon và ăn đủ no. Vậy là chúng tôi kỷ niệm 40 năm đến Mỹ bằng Bánh Mì Thịt Nướng, cà phê. Vợ tôi không quên mua bánh mì Baguette đem về.