Blog của cựu học sinh trường Nữ Trung Học Qui Nhơn

Giỗ Maman!

Gió se lạnh nhè nhẹ trên bờ vai, gió mùa thu tháng 9 (chỉ mình tôi cho là mùa thu chứ ở SG làm gì có mùa thu)…Tôi cảm nhận được gío về sau lưng như bước chân ai nhẹ nhàng …
Mẹ, Má hay Maman…là những cách gọi khác nhau của mỗi gia đình…Đối với tôi cũng là những người đã mang nặng đẻ đau ra đứa con của mình, để rồi có một ngày sẽ là con của nhà khác …


Riêng tôi, tôi không quen nếp nghĩ là me anh hay mẹ tôi. Cuộc sống đã qúa vất vã, đầy dẩy  những khó khăn, mưu sinh kiếm sống cho gia đình, để lo cho con cái ăn học.

Từ gia đình lớn của cha mẹ, rồi mới có gia đình nhỏ của mình…tôi nghĩ vậy.
Dù chưa đủ đầy vật chất như mọi người, nhưng tôi vẫn thấy ấm áp và không hổ thẹn khi kể cho con nghe về bà nội của chúng.

Tôi ngồi bên bàn máy may để ráng hòan thành số áo nhận hàng chợ mỗi ngày, để vừa kịp giao cho khách hàng, vừa kịp để chạy vào bệnh viện thay ca cho anh đang chăm Maman (theo cách gọi riêng nhà anh ) đang nằm bệnh.

Đứa con gái bé bỏng chưa qua 10 tuổi….rón rén vén chiếc màn lên nhìn mẹ nó ngồi gò lưng bên bàn máy may…bất chợt tôi quay lại…mẹ con nhìn nhau trấn an…

Con ngủ đi, sáng mai còn đi học!

A! mà nữa…ba sẽ về đưa con đi học, đừng lo nhé.

Nhớ lúc trưa về mà mẹ chưa về, con giao bó áo này cho cô H. Mẹ sẽ viết giấy để trên bó áo …ngủ đi con gái.

Nó khẻ gật đầu rồi buông màn…tiếng máy may tôi  khẻ khẻ hơn vì sợ con lại thức giấc.

Đạp xe thật nhanh để kịp vào bệnh viện, gặp anh để hỏi tình trạng của Maman ra sao?

Nhìn gương mặt với đôi mắt thẩm sâu qua một đêm không ngủ, anh vừa gặp tôi vừa mếu máo, tôi xua tay để anh không còn kịp do dự  “còn nước còn tát”.

Anh như ngớ người ra, (nhìn tôi cứ như vật thể lạ)…vì không ai ngòai anh hiểu cuộc sống của chúng tôi lúc ấy.

Tôi không muốn anh ngã qụy vì anh đã có bệnh tim, tôi không do dự gì cả.
                             
***
Từ phòng bác sĩ ra, tôi hít một hơi thật mạnh như để tiếp thêm năng lực. Tôi cũng đủ biết rằng tôi sẽ vất vã hơn…

Ngày mai cuộc đại phẩu của maman bắt đầu, bác sĩ cần thủ tục có chữ ký của các con.
Cầm điện thọai gọi người này, alô ngừơi kia…tất cả đều bận rộn với những hợp đồng làm ăn gian dở, hay ở xa thành phố….vv…và vv…..
                                                    
***
Anh và tôi nằm sóng sòai trên chiếc ghế sắt lạnh lẽo của bệnh viện. Hành lang không  một bóng người…Tôi cố rùng mình để không nghĩ quẫn nữa…Hỏi thăm ca mỗ hơn 4 giờ đồng hồ vẫn chưa thấy đẩy băng ca ra? Tôi thúc giục anh gọi điện  thọai để xem có anh em nào vào thay, để còn về nhà đưa con gái đi học.

Hai tháng trôi qua…

Anh và tôi làm việc như điên để trang trãi những chi trước và sau xuất viện. Tôi và anh đã làmhết những gì có thể trong tầm tay, không hề để hai chữ ” Gía như…” hiện ra trong đầu tôi.

Maman không đòi hỏi, không nói lời nào nhưng tôi biết qua ánh mắt maman đang muốn nói chuyện với người em trai đang ở bên Mỹ.

Qủa thật hơn 15 năm trước một cuộc điện thọai qua Mỹ là qúa xa xỉ, nhưng với người chỉ còn hơi thở mong manh như sợi tơ trước mành…tôi lại không do dự…

Maman mĩm cười, tôi để đầu bà trên tay tôi. Tôi cảm nhận thân xác lạnh từ từ…mắt bà vẫn không khép.

Maman! Man ngủ đi, chắc anh Hai không về kịp rồi…tôi dỗ dành nhẹ nhàng, lời kinh ru Man vào giấc ngủ ngàn thu trên cánh tay gầy guộc của tôi.

Sắp đến giỗ Maman…vậy mà cứ đến ngày ấy tôi và anh vẫn cứ phải alô để thông báo…vì không ai nhớ cả…lại bận rộn với công việc và hợp đồng…

Chúa đã  sinh ra Maman, để Man cho con người đàn ông con yêu và yêu mẹ con con trọn vẹn.

Cám ơn  Maman…của con!

Lientran

2 BÌNH LUẬN

  1. RE: Giỗ Maman!
    Liên mến! Bài viết thật cảm động với lối kể chuyện nhẹ nhàng và súc tích!
    “[i]Chúa đã sinh ra Maman, để Man cho con người đàn ông con yêu và yêu mẹ con con trọn vẹn.[/i]” Maman thật hạnh phúc có người con trai tốt và cô con dâu hiền lành, hiếu thảo!
    Chúc Liên vui khỏe!
    ĐO.

    • RE: RE: Giỗ Maman!
      Cám ơn lời nhận xét của chị D.O.
      L. cảm thấy ấm áp hơn khi trãi lòng qua những bài viềt ngắn.Chắc chắn còn phải thọ giáo đàn chị NTH nhiều nữa…hi..hi…
      Chúc chị vui
      LT

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài Cùng tác Giả