Blog của cựu học sinh trường Nữ Trung Học Qui Nhơn

Giấc Mơ Cầu Vồng

Em muốn đến trường tìm con chữ,
Sông suối dữ dằn, em mơ một chiếc cầu con.
Em muốn đến trường ngày đông lạnh giá
Áo mặc không lành, em mơ áo ấm choàng thân
Em muốn đến trường đường sao xa ngái
Em mơ đôi dép thiên thần nâng gót chân êm
Em muốn đến trường nghe thầy cô giảng
Cả lớp không ngồi, em mơ chiếc ghế đơn sơ.

Em muốn đến trường viết bài, giải toán
Bàn học chông chênh, em mơ phiến gỗ vừa tầm.
Em muốn đến trường một ngày nắng đẹp
Trời thôi mưa,chẳng lạnh thời tiết dịu êm
Em muốn đến trường vùng cao không hiểm trở
Khao khát vở bài đừng ủ dột cơn mưa
Em muốn đến trường mảnh sân chơi sạch sẽ
Trên đôi chân gầy nhảy điệu vô tư.

Ai sẽ tặng em ước mơ nhỏ bé?
Giấc mộng cầu vồng trong trí tưởng ngây thơ?

Đào Thanh Hòa
3/12/2012

31 BÌNH LUẬN

  1. RE: Giấc Mơ Cầu Vòng
    Cảm ơn admin đã đăng bài sớm. Xin chỉnh lại dùm mình BÀI THƠ CẦU VỒNG ( “vồng” chứ không phải “vòng”) và cho khoảng cách hai câu cuối với phần trên của bài thơ. Thân mến.

  2. RE: Giấc Mơ Cầu Vòng
    Thật nhiều ước mơ chỉ để “đến trường tìm con chữ”!
    “Ai sẽ tặng em ước mơ nhỏ bé?” Câu hỏi của Hòa, thật buồn, khó trả lời quá Hòa ơi!

    • Chị Diệu Tâm thương quý!
      Hồi mới ra trường, em nghe và tin cái câu cửa miệng “Ưu tiên cho vùng sâu vùng xa” và “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Thời gian trôi qua, câu nói ấy bây giờ cũng còn đó nhưng không biết người nói có thấy ngượng miệng không. Để được đi học, chuyện hết sức bình thường và đơn giản nhưng em thấy rõ ràng không dễ chút nào. Học sinh đã trở thành người hùng khi đu dây, bơi sông vượt lũ. Các em là những con người mình đồng gan sắt đến lớp trong chiếc áo phong phanh, chân trần không dép, không manh áo ấm. Những lời hứa muôn đời vẫn là những lời có cánh.

  3. RE: Giấc Mơ Cầu Vồng
    Hòa ơi tấm hình này hơi giống với ngôi trường mà chị đã dạy sau 75, chỉ khác là ghế được kê bằng miếng ván dài trên mấy viên táp-lô, và vách thì cô trò đã phải cùng nhau dùng đất sét trộn rơm mà trét…tấm hình này là ở đâu và lâu chưa hả Hòa?

  4. RE: Giấc Mơ Cầu Vồng
    Có những dấu chấm hỏi (?) cứ mãi lững lơ… và người trả lời không trả lời được…nên dấu chấm hỏi ấy không có hồi kết 🙁

    • Thu Trang!
      Biết vậy nhưng sao trong lòng cứ ấm ức khi nhìn học trò thành phố đầy đủ điều kiện vẫn lêu lổng ham chơi bỏ học ….còn trò nghèo vùng sâu, vùng xa con đường tới lớp thật lắm gian nan.

  5. Chị Hà Xưa thương!
    Đây là tấm hình của Phạm Thông chụp năm 2008. Bây giờ vẫn còn nhiều lắm những trò nhỏ tìm chữ vẫn rất cơ cực chị ơi!

    [img] [/img]

  6. RE: Giấc Mơ Cầu Vồng
    [img]http://img-hn.24hstatic.com:8008/upload/4-2012/images/2012-12-03/1354505114-hoc-sinh-mien-nui-5.jpg[/img]
    Hình ảnh cha cỏng con vượt sông đến trường- ảnh Nguyễn Hải Hà Minh.

  7. RE: Giấc Mơ Cầu Vồng
    Hoà mến,
    Bức ảnh thật đẹp! Dù với căn phòng ghép tạm của lớp học vùng xa, những ánh mắt học trò vẫn sáng trong, pha chút nghịch ngợm hồn nhiên và lấp lánh ước mơ…
    Cũng cần có nhiều hơn những người thầy chịu [i]cõng con chữ [/i] lên vùng cao để góp phần cho [i]Ước mơ cầu vồng[/i] của các em trở thành hiện thực , phải không H? Biết đâu sẽ có một vài trong số các em, sau này có thể vươn xa để lại mang những con chữ trở về…và cái điều bình thường ấy không còn là ước mơ nữa…

    .

  8. Ngô Thanh Vân thương!
    Ừ, mình cũng luôn đau đáu một niềm tin như vậy…nhưng thực tế hiện nay thật là đáng buồn. Người ta biết tất cả, tuy nhiên chẳng ai làm gì cả! Và học trò nghèo vẫn cứ mãi khổ.

  9. Cuộc Đời Vẫn Thế
    Đào Thanh Hòa em,

    Tấm hình trên đây đã làm anh xúc động nhiều từ lúc mới được đăng lên mạng. Anh định viết ngay đôi lời bình luận nhưng ngẫm nghĩ lại thôi. Anh ngồi ôn lại kỷ niệm của thời ấu thơ của anh và bàn bè trang lứa vùng Bình Khê, nay là Tây Sơn.

    Ngày ấy, khoảng giữa những năm 1951-1953, khi em còn là cánh bướm trên hành tinh Venus, khi mà hiệp định Genève chưa được ký kết, anh và bạn bè BK đã đang đêm lội qua sông Côn tìm đường đến trường để được vào học lớp Năm bậc Trung Học, thời Quốc Gia là Đệ Thất. Qua sông sâu đến cổ, chúng anh đội quần áo, vở (không có sách), tay nải gạo và mì lát khô, hũ mắm ruốt kho khô lên đầu, nắm tay nhau mò mẫm đi trong bóng đêm để tránh bị máy bay Pháp bắn.

  10. Cuộc Đời Vẫn Thế 2
    Anh phải gởi từng đoạn vì trang web cứ thình lình xóa đi những gì anh đang viết.

    Nếu một bạn lọt xuống lỗ sâu dưới đáy sông thì cả mấy anh em lọt theo và kết quả sẽ thê thảm, áo quần, gạo mắm sẽ trôi theo dòng nước cuốn mạnh. Chúng anh lớn lên ở quê nên đều bìết bơi, khó chết đuối.

    Trường lớp của chúng anh cũng mái tranh, vách lá, có khi còn không có lấy chiếc bàn để ngồi học.

    Một tuần học vài ba ngày, ngoài giờ học phải đi trồng mì, trồng khoai giúp dân cho chúng anh ở trọ.

    Giờ nhìn lại tấm hình chụp năm 2008 anh cảm động. Đời vẫn thế! Anh đã than thầm như đã từng than năm 2009 khi khám bệnh cho dân nghèo ở quê Giang Ngọc Tuyết, vùng An Thái đất võ. Trước năm 1954, anh cũng bụng tròn vì nuôi sán lãi, năm 2009, trẻ em An Thái cũng vậy. Đời vẫn thế. Nhiều lời hứa nhưng không có gì thay đổi.

    • Gửi anh Nguyễn Trác Hiếu
      Mình mượn đất của Hoà nói chuyện với anh Hiếu chút nha
      Anh Hiếu kính mến, thường thì phần comment của trang web về kỹ thuật không accommodate những lời bàn dài, và nếu mình viết lời bàn hơi lâu một chút thì sẽ bị “time out” nghĩa là phần này sẽ tự động re-set và những gì mình đã viết sẽ vì thế mà bị xoá theo. Cách tốt nhất là anh viết trước vào notepad, rồi copy and paste vào phần comment của trang web ( em xin lỗi có vài chữ không tìm được chữ tương đương bằng tiếng Việt)
      Sao anh không viết hồi ký về những ngày thơ ấu ở BK? Em mãi mê đọc những gì anh viết nãy giờ (dù là đang ở sở) và chắc chắn không ít các bạn cũng thế. Viết đi thưa anh.

  11. Đời Vẫn Thế 3
    Cảm ơn Ngọc Dao nhắc nhở. Anh trở lại bàn viết, viết tiếp đây thưa em. Hồi ký không phải lúc nào cũng có cảm hứng để viết. Tấm hình học sinh đứng học mang cho anh chút cảm hứng để dài dòng văn tự.

    Cái web của em vừa xóa của anh một đoạn văn dài mà giờ anh chẳng nhớ để viết lại. Chắc phải bắt đền em.

    “Anh ăn cơm!” Có giọng dịu dàng gọi đi ăn cơm trưa lúc gần 1 giờ chiều. Hẹn.

  12. Anh Hiếu kính mến!
    Em cảm ơn anh đã có lời còm đầy cảm xúc. Em cũng không biết phải làm sao để trả lời cho câu hỏi đong đầy trong từng nét mặt ngây thơ. Em thật buồn.
    Anh có những hồi ức về miền quê nghèo khó, lam lũ của anh rất hay. Sao anh không viết ra cho tụi em đọc với? Cũng như Dao, em nghĩ rất nhiều bạn trông đợi về điều đó.

  13. Đời Vẫn Thế 4
    Hòa và Dao em,

    Khi trưa, anh ăn chưa xong bữa thì đã có bệnh nhân gõ cửa phòng mạch xin được khám. Anh không có thì giờ viết tiếp vì phải về sớm để đi đám tang mẹ một người bạn.

    Để anh từ từ viết nhé. Kỷ niệm ấu thơ thì anh còn cưu mang rất nhiều cũng như chuyện đời lính và cuộc đời y sĩ. Anh chỉ ngại, anh vào sân trường Nữ Trung Học Qui Nhơn mà quậy quá sợ có người chê trách.

    Em nói đúng Ngọc Dung ơi. Không biết bao nhiêu lần trong quá khứ và hiện tại anh đã tự trách anh chưa làm được gì cho quê nhà. Đi khám bệnh ở Vân Canh, nhìn những bệnh nhân trẻ em, hình ảnh của chính bản thân anh 50 năm về trước, mà cố nuốt những giọt lệ của người trai thế hệ.

  14. Đời Vẫn Thế 5
    Khi đang học những năm chót trung học ở Qui Nhơn, anh đã vun xới những giấc mơ. Mơ làm thầy giáo về quê dạy dỗ đàn trẻ nghèo hiếu học. Nhiều bạn anh đã làm vậy. Mơ trở thành một phi công phản lực để có dịp tung mây lướt gió, chu du thế giới. Mơ làm y sĩ để góp bàn tay xoa dịu thương đau. Năm 1964, ba anh nói với anh, “Làm y sĩ con có thể giúp người, giúp đời, làm phi công chiến đấu con có thể hại người mà không hay…” Không Quân đã thu nhận anh mà anh vẫn nghe lời cha, đi thi tuyển vào Y Khoa. Bây giờ, nhiều lần khám bệnh các cụ già hay trẻ em người ngoại quốc anh lại chạnh lòng nghĩ đến những cụ già, những em bé Việt Nam ở những thôn làng nghèo khó xa xôi. Nhiều bạn bè đồng môn của anh cũng bộc lộ cảm nghĩ như vậy. Một đời trai mộng ước chưa thành.

    • RE: Đời Vẫn Thế 5
      Kính anh Hiếu,
      Em thật sự cảm động vì những chia sẻ chân tình của anh. Ký ức xưa thật nhiều màu sắc, anh viết hồi ký hẳn là có rất nhiều người ủng hộ.
      Và,
      Em thú thiệt là …vui lắm vì mấy chữ “Trai thế hệ” với lại “một đời trai”… 😆 😆 😆
      1-2-3 chạy!
      d

      • RE: Đời Vẫn Thế 5
        Ngọc Dung em,

        Viết ra được “Trai thế hệ, một đời trai” chứng tỏ tâm hồn anh vẫn trẻ trung như ngày vào trường Nữ năm 1971, gặp em và chụp hình cho em phải không?

        TT từng ghẹo anh và chạy mà anh chụp được eo ngay. Em liệu chạy thoát được không?

  15. Chị Ngọc Dung thương!
    Năm 1978 ra trường đi dạy học, trường em học trò nửa quê nửa thành phố: Sau lưng là Đầm Thị Nại, trước mắt là đường Trần Hưng Đạo. Tổ chức văn nghệ, tìm mãi mới có được cái váy đầm cho học trò hát đơn ca, khổ nỗi cái váy duy nhất đó lại lủng một lỗ to tướng…Bây giờ gia đình học trò ở đây ( gần Tháp Đôi) đã khá giả lên rất nhiều. Chỉ thương thầy cô và các em nhỏ học trò vùng sâu, vùng xa. Có lẽ xa quá, sâu quá nên mọi người quên chăng? Học trò khổ, thầy cô cũng khổ. Biết sao.
    [img]http://media.tinmoi.vn//2012/09/23/46_48_1348389187_66_duong-chu-qua-rung-doi-giaoduc.net.vn.jpg[/img]
    Nguồn giaoduc.net.vn

  16. RE: Giấc Mơ Cầu Vồng
    Hòa ơi,
    Nhìn hình thấy thương cả trò lẫn thầy!
    Còn chuyện xưa, nếu ngày ấy cô bé học trò mặc một cái váy xinh xắn, lành lặn thì bây giờ cô giáo Hòa chỉ…nhớ thôi, vì cái váy bị lủng lỗ nên cô giáo vừa nhớ vừa thương và làm cho cả mọi người …thương theo nữa. 🙂
    Hàng năm, đến mùa rét, D thường đọc được tin các bạn trẻ đi phượt ở các tỉnh vùng cao phía Bắc hay mang áo ấm tặng các bé nhà nghèo, muốn cùng đi lắm mà cỡ này, ai cho ..phượt cùng! 🙁

    d

    • Chị Ngọc Dung ơi!
      Chị có thể liên hệ với lại anh Hiếu, chắc anh ấy có thuốc” thần dược” giúp người ta trẻ mãi không già. Chị không thấy anh Hiếu trẻ khỏe hoài đó na? Có khi nhờ nó, chị em mình sẽ tham gia “phượt” với lũ trẻ đặng lên vùng cao thăm học trò nghèo chị Ngọc Dung à! 😛

    • RE: Giấc Mơ Cầu Vồng
      Ngọc Dung ơi,

      Đi phượt là gì? Nhờ người chỉ anh nhận ra em mặc áo ca rô fashion hôm thầy trò NTH hội ngộ ở SG. Má em bầu bĩnh và em trẻ đẹp như cô gái 20 em à. Em chẳng cần đến bác sĩ nào hết. Em cứ phượt đi là vừa.

      Thương trò không thôi nghe em. Thương cả thầy “dạy lớp bên” như ĐTH thì khổ thêm em ơi. Nếu thầy rét, tặng thầy chiếc áo lạnh, give him a big hug, rồi lau nước mắt giã từ nghe em.

      • Gửi anh Hiếu
        Em chia với anh vài định nghĩa của “phượt” em tìm trên mạng, hôm qua nay em cũng không biết “phượt” là gì 🙂

        [url]http://thethaovietnam.vn/du-lich/201206/Phuot-la-gi-48494/[/url]
        [url]http://2sao.vn/p1005c1029n20090913151106071/phuot-la-gi.vnn[/url]

        • RE: Gửi anh Hiếu
          Đọc lời định nghĩa về chữ Phượt do Ngọc Dao gởi lên, anh buồn cười quá và xin rút lại lời khuyên Ngọc Dung đi phượt, sống và chiến đấu…

          Nhìn đám trẻ vùng quê anh thương lắm ngay cả những em ăn mặc tươm tất của trường Bùi Thị Xuân quê anh. Ngày anh học tiểu học anh không phải quàng khan do.

          Benh nhan goi. Hen.

  17. RE: Giấc Mơ Cầu Vồng
    Nhìn tấm hình thấy thương quá những em bé vùng xa và đọc bài thơ với nhiều trăn trở quá Hoà ơi! Không biết người ta có còn nói “đất nước ta còn nghèo…..đất nước ta sau bao năm chiến tranh….”. Nếu so với nhiều nước nghèo khác thì đất nước ta không nghèo nhưng có lẽ lòng ta nghèo chăng? Nói như chị Dung, thế hệ mình còn nợ các em…Chị Dung ơi, nợ này biết trả làm sao đây! Những trăn trở của anh chị em mình như một tiếng thở dài đứt quãng, hụt hơi. Chút chia sẻ cùng anh chị nơi đây nghen. KT

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài Cùng tác Giả