Nguồn: Đặc San Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn 2013
Tám năm qua (1998- 2005), tám lần “tựu trường” và phát hành Đặc San Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn, tại thành phố Houston vào tháng 6 hằng năm, đã đề cập trong Phần Một.
Giờ đây, năm 2006, khởi đầu cho Phần Hai, trong “Lời Chào Thứ Chín” của Đặc San, Tòa Soạn đã viết: “Thật vui mừng và cảm động, đoạn đường chúng tôi đi không chỉ một mình, bàn tay chúng tôi rụt rè đưa ra đã có nhiều người nắm lấy, đóm lửa chúng tôi vụng về đốt lên đã có nhiều người tiếp thêm hơi nóng nhiệt tình và từ những khối óc, những trái tim của Thầy Trò Cường Để – Nữ Trung Học ở khắp địa cầu gọi lại, chúng ta đã cùng nhau bước được những bước dài trong nỗ lực gợi nhắc kỷ niệm, gìn giữ truyền thống, kết chặt tình thân ái, chia xẻ những buồn vui gian khó và dốc lòng đào tạo những thế hệ trong tương lai.” Với tín hiệu tốt đẹp ấy, tiếp sức cho tờ Đặc San Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn, không những tiến bước vững chắc đến số 15 và còn mãi mãi về sau.
IX – ĐẶC SAN CƯỜNG ĐỂ & NỮ TRUNG HỌC, NĂM 2006
H 9: Hình bìa Đặc San 2006
Với chủ đề “Ngày Xưa Thân Ái” những trang đầu của Đặc San Thứ Chín, bạn Thái Tẩu viết qua nét bút thư họa:
“Hè về gợi nhớ từng trang sách, từng bạn, thầy xưa, nhớ lớp trường
Sống lại những ngày thân ái ấy, tơ lòng vương vấn bước tha hương.”
Và Đặc San kỳ này vẫn các tiết mục thường lệ:
1/ “Phố Nhỏ Trường Xưa Thầy Bạn Cũ“, dẫn vào tiểu mục là bài thơ của Nguyễn Thị Vinh, rồi cô đọng ở hai câu kết:
Cánh hoa gạo đỏ ven đường
Nhớ nhà rưng rức hồn nương mây về.
Thật vậy, “nhớ nhà rưng rức” qua loạt bài “Những Ngày Vang Bóng” của Long Xuyên, kể lại ban nhạc của trường trong đầu thập niên 1960; bài “Nàng Tiên Hiền” của NVH, nhắc lại những kỷ niệm với thầy Lê Đại Đồng dạy Việt văn, và cô giáo Ngô Thị Hoa dạy Pháp văn; trong bài “Những Viên Ngọc Quý” tác giả Võ Thị Hoa thổi sinh khí vào kỷ niệm làm sống dậy khung cảnh trường lớp năm nào; rồi Tôn Thất Long qua bài “Giai Phẩm Mùa Xuân” đã quay lại cuộn phim năm xưa Thầy trò cùng nhau làm báo; và với Huyền Nhung thương khóc thầy cũ qua bài “Thầy Lương Trọng Minh, Vĩnh Biệt.” Đáng nói nhất là bài “Trường Cường Để, Khúc Rẽ Buồn” bạn Trần Quý Cảnh kể lại tình cảnh ngôi trường thân yêu vừa bị đổi tên. Còn Nguyễn Thạch có bài “Sống Để Nhớ Và Biết Ơn” bộc lộ tình sâu nghĩa nặng với bạn đồng môn, đồng song.
2/ “Một Chỗ Dành Riêng” kỳ này có khá đông Thầy Cô tham gia.
– Về thơ, có Thầy Tôn Thất Ngạc với bài “Thơ Tặng Đại Hội Lần Tám”; thầy Phong Đăng góp bài “Bến Xưa”; thầy Hoàng Duy Lê Văn Ba đăng bài “Giọt Lệ Nóng”; và bài “Thơ Gởi Cháu Từ Vùng Kinh Tế Mới” của Trần Thị Hồng Hoa là một phụ huynh của cựu học sinh Cường Để.
– Về văn, có bức thư của Thầy Võ Văn Đệ viết từ thành phố Huế gởi học trò cũ. Trong lời dẫn có đoạn: “Thân gửi các em cựu học sinh trường Trung Học Cuờng Để Qui Nhơn tại các thành phố Houston, Dallas, San Jose.” Một bài khác cũng gửi từ Việt Nam, thầy Phan Văn Minh với bài “Chuyện Tình Của Thầy Cô”; tiếp đến là bài “Tự Điển Thầy Cô Giáo” của cô Vương Thúy Nga. Ngoài ra, còn có bài “Phụng Sồ” của Trung Nhân, là một thân hữu. Nhận vật Phụng Sồ trong thời Tam Quốc, hiến kế Liên Hoàn giúp cho Tào Tháo, nhưng thâm tâm dụng mưu cho tướng của Đông Ngô là Chu Công Cẩn dùng hỏa công đốt sạch thuyền bè của Tào.
3/ “Góp Lại Từ Bốn Phương Tung Ra Khắp Muôn Phương“, mục này có đến 26 tác giả đóng góp 27 bài thơ bao gồm sáng tác và dịch thuật. Thơ là tiếng của lòng, là nỗi thổn thức của con tim, bài nào cũng có cái duyên, cái hay của nó. Nhưng để hợp với chủ đề “Ngày Xưa Thân Ái”, bạn Hà Thúc Hùng, trong bài “Về Thăm Mái Trường Xưa”, đã nắm bắt được điều đó, qua đoạn:
Cường Để trường xưa đã đổi tên
Kỷ niệm ngày xưa ai dễ quên?
Tôi yêu tên cũ, tên Cường Để
Cùng với Thầy Cô, với bạn hiền.
***
Trường cũ chiều nay tôi đứng đây,
Tôi ôn kỷ niệm đã vun đầy.
Cuốn phim dĩ vãng như còn đó
Cả thời niên thiếu tuổi thơ ngây.
4/ “Dư Âm Một Lần Họp Mặt” là những trang ký sự ghi lại cuộc hành trình về Houston trong ngày “tựu trường”. Bao tâm trạng vui mừng khi gặp lại bạn cũ, thầy xưa. Bao niềm tâm sự, bao cảm xúc dâng trào từ các cây bút như: Trần Cẩm Hoa qua bài “Tung Cánh Chim Tìm Về…”; Hà Thúc Hùng có bài “Chuyến Đi Hội Ngộ”; Lê Thị Chân Tú với bài “Dòng Sông Có Bao Giờ Trở Lại”; Phạm Đình Ninh góp bài “Những Ngày Thấp Thỏm Vì Rita”; Võ Bích Vân viết bài “Houston – Tháng Sáu”; Tôn Nữ Bảo Khanh tản mạn về “Những Đối Thoại Lẩm Cẩm Bên Lề Đại Hội”; Huỳnh Kim Oanh có bài “Bạn Bè, Ui Chao! Bạn Bè”. Nhưng cảm động nhất là bài “Tiễn Bạn” của Phan Thành Tri, thuật lại buổi gặp lần đầu và cũng là lần cuối, sau bao năm xa cách, với người bạn đồng môn: chị Đinh Thị An, ái nữ của Thầy Đinh Thành Chương, đã đột quỵ và từ trần ngay trong đêm tiền Đại Hội (Thứ bảy, ngày 25- 6- 2005). Và “Lời Cuối Cùng Cho Nhau” của Nguyễn Mỹ Phụng, anh QN/OKC kể lại lời trăn trối của người vợ hiền.
5/ “Xa Hơn Cửa Lớp Sân Trường” có sự góp mặt của Đào Đức Chương qua bài “Tây Sơn Thập Bát Cơ Thạch”, nói về 18 nhân vật làm nền móng cuộc khởi nghĩa của Tây Sơn. Trần Cẩm Tú với bài “Tình Thầy Trò”, đề cập đến bậc thầy lỗi lạc Phạm Văn Nghị. Tạ Chí Thân viết bài “An Thái Quê Tôi”, nêu những đặc điểm về địa lý, thương mại, công nghiệp, võ thuật, lễ hội, vui chơi, đặc sản, ẩm thực của vùng đất này.
6/ “Cường Để Năm Mươi Năm – Trường Cũ” là tập album gồm 38 hình ảnh sinh hoạt của cựu học sinh Cường Để & Nữ Trung Học, do các bạn có tên sau đây cung cấp: Đinh Kim Liên, Huỳnh Thị Kim Oanh, Nguyễn Văn Gia Phong, Lệ Thủy, Mỹ Hòa, Lan Võ, Võ Trọng Em (Houston, TX), Bửu Uyển & Lệ Huyền (San Diago, CA), Trần Cẩm Hoa (Germany), Lê Thị Lĩnh Cơ (France), Lê Đức Thạt (Minnepolis, MN), Võ Bích Vân và Đặng Thị Hiên (San Jose, CA).
7/ “Những Đứa Con Ngày Cũ Và Đàn Cháu Tương Lai“, giới thiệu cháu Nguyễn Quang Quỳnh Trâm là nhà văn thành danh trong sinh hoạt chữ nghĩa ở Hoa Kỳ, nhưng vẫn chọn bút danh Việt Nam: Trâm Nguyễn. Từ năm 2000, Trâm Nguyễn là chủ biên cho tờ báo Colorlines ở Oakland, California. Tháng 9- 2005, tác phẩm “We Are All Suspects” của Trâm Nguyễn được nhà xuất bản danh tiếng Beacon ở Boston ấn hành.
8/ “Trang Cho Người Viết & Đọc Trẻ” gồm các bài: “Some Thoughts About The International Woman’s Day” của Trần Cẩm Loan; “Vài Suy Nghĩ Về Ngày Phụ Nữ Quốc Tế” của Ngô Trung Du; bài thơ “Mẹ” của Nguyễn Mạnh An Dân, kèm theo bài dịch có tựa đề là “Mother” chuyển ngữ bởi Thành Phạm; và “Nhắc Nhau Để Nhớ” do Bút Chì phụ trách việc giải đáp những thắc mắc của bạn đọc.
9/ “Sáng Tác Văn Nghệ” có bốn truyện ngắn, gồm: Peace Nguyễn qua truyện “Những Chuyến Tàu”; Lê Ngọc Châu với truyện “Mùa Hè Trong Thi Ca Của Tuổi Học Trò”; Carolyn Do góp truyện “Những Mùa Trung Thu”; Vũ Nga viết truyện “Nguyên Khanh”.
10/ “Ca Khúc“, có đến ba bản nhạc: “Lứa Đôi Hạnh Phúc” nhạc và lời của Nguyễn Công Hoàng; “Nhìn Lại” thơ của Thu Ba, phổ nhạc bởi Đắc Đăng; “Một Trời Bâng Khuâng” thơ Nguyên Lương, do Nguyễn phổ nhạc.
11/ “Giới Thiệu Sách” Tòa soạn nhận được 3 tác phẩm sau đây: “Thế Sự Thăng Trầm” của Tô Minh Tâm, Văn Mới xuất bản; “Đời Sống Gần Trong Xã Hội Xa” của Phạm Thị Quang Ninh, Việt Đạo xuất bản; “Thức Tỉnh” của Nguyên Triết, nhóm Anh Em xuất bản.
Đặc san dành 88 trang sau cùng, cho 4 tiểu mục: “Tin Tức và Thông Báo Nội Bộ, Nói Với Nhau, Danh Sách Cựu Học Sinh Trường Trung Học Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn,” và “Trong Số Này” tức Mục Lục của Đặc San.
X – ĐẶC SAN CƯỜNG ĐỂ & NỮ TRUNG HỌC, NĂM 2007
H 10: Hình bìa Đặc San 2007
Chủ đề của Đặc San lần này là “Mười Năm Nhìn Lại“, sau bức thư Tòa Soạn là trang thư họa của Thái Tẩu viết tặng hai câu:
Buồn viễn xứ tìm nguồn họp bạn mới đây mà thoáng chốc mười năm,
Nghĩa Thầy tình Bạn sâu vô hạn Cường Để mười năm kỷ niệm đằm.
Ngoài những mục quen thuộc, “Mười Năm Nhìn Lại” còn có những tiết mục mới phát sinh, tất cả được trình bày theo thứ tự sau đây:
1/ “Phố Nhỏ Trường Xưa Thầy Bạn Cũ“, Ngu Uyên Nguyễn Thị Nguyệt ở Thụy Sĩ, gửi bài “Tâm Sự Người Phương Xa”, đã pha trộn những đoạn thơ sáng tác của mình vào bài viết, kể lại nỗi cơ cực trong cuộc sống đổi đời, khiến tác giả càng da diết nhớ Lớp, nhớ Trường. Đinh Tấn Khương, ký ức còn in đậm nét qua bài “Lớp Đệ Nhất B2 Niên Khóa 1969- 1970”. Ngô Hữu Kỷ ở San Jose, có bài “Qui Nhơn, Tháng Ba Biển Động” kể lại cuộc rút quân tại bãi biển Qui Nhơn.
Ngoài ra còn có bài “Phấn Trắng – Mực Xanh” của Lệ An; “Qui Nhơn, Tôi Và Kỷ Niệm Học Trò” của Lê Ngọc Châu ở Munich; “Những Tiết Học Đời” của Nguyễn Mỹ Nữ ở Quê nhà; “Kỷ Niệm” của Thi Kim ở San Diago; “Một Quảng Đời Tươi Đẹp” của My Yên ở San Jose; “Dấu Ái Ngày Xưa” của Võ Bích Vân ở San Jose; “Thầy Cô Tôi” của Carolyn Do ở Philadelphia; “Biển Đẹp Quê Ta” của Novan Phạm ở Houston; đều nhắc lại những kỷ niệm thân yêu dưới mái trường Cường Để và Nữ Trung Học Qui Nhơn.
2/ “Tiếng Vọng Từ Những Nỗ Lực” là tiết mục mới chưa từng có ở các số báo trước. Mở đầu là tựa đề “Nói Từ Những Trái Tim Chung Nhịp” gồm những đoạn ngắn phơi bày cảm nghĩ về ngôi trường ngày cũ thân thương, về ngày Đại Hội qua những lần họp mặt, hoặc tản mạn về những kỷ niệm của tuổi học trò; với sự góp ý của 18 tác giả: “Qui Nhơn Phố Biển Gần Xa” của Th Đoàn Thy Vân điểm qua các quyển Đặc San đã phát hành. “Mười Năm Nhìn Lại” Ban Biên Tập điểm qua đoạn đường 10 năm của Gia Đình Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn. “Viết Từ Một Bài Thơ Nhỏ: Mẹ Và Con” của Lê Thị Chân Tú phân tích và thẩm định bài thơ của Nguyễn Mạnh An Dân.
3/ “Một Chỗ Dành Riêng” là nơi trang trọng nhất dành cho quý Thầy Cô trường Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn:
Về Thơ có bài “Từ Đó Em Yêu” của thầy Trần Nhất Hoan; “Tạ Từ” của thầy Trần Phong Đăng; “Gặp Lại Em” của thầy Lê Tú Vinh. Ngoài ra, còn dành cho một phụ huynh học sinh, bà Trần Thị Hồng Hoa có bài “Vĩnh Biệt Mẹ Hiền” viết tặng thầy Tạ Quang Khanh, là phu quân của cô Đặng Thị Yến, cố Giám học trường Nữ Trung Học Qui Nhơn:
Mẹ đã nằm yên phần dưới mộ
Con thơ tìm mẹ hỏi vu vơ
Tan trường sao mẹ chưa về nhỉ
Cổng trước, trông xa đứng thẩn thờ.
Về văn có bài “Trường Cường Để, Nơi Công Tác Thứ Hai Của Tôi” của cô Lê Khắc Ngọc Cầu; bài “Tuổi Già” của GS Nguyễn Văn Trường, cựu Tổng Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục; bài “OP” của thầy Đặng Phùng Quân; bài “Chuyện Nhỏ” của cô Vương Thúy Nga.
4/ “Nối Lại Vòng Tay“, cũng là tiết mục mới, nhưng không ngoài việc tình bạn tình đời, qua các cây viết: Trần Minh Triết với bài “Tiễn Bạn” thương tiếc anh Nguyễn Văn Hoàng, người đề xướng và vận động việc hình thành Gia Đình Cựu HS/ CĐ & NTH Qui Nhơn, đã vĩnh viễn ra đi. Kế đến là bài “Chốn Cũ Và Nhóm Bạn 12A” của Chu Bạch Yến; bài “Chuyến Xe Đời” của Huỳnh Thị Kim Oanh; bài “Ba Mươi Năm – Nhìn Lại” của Nguyễn Thị Hương; bài “Hồi Xưa…Bây Giờ” của Thu Thủy; bài “Những Ngày Đông Ấm Áp” của Võ Thị Hoa; và bài “Chốn Cũ, Ngày Về” của Tô Hưng Thạnh.
5/ “Góp Lại Từ Bốn Phương, Tung Ra Khắp Muôn Phương“, gồm các bài thơ dự đăng: “Người Xa” của Đặng Đức Bích; “Tung Cánh Chim Tìm Về” của Đỗ Thu Ba; “Viếng Mộ Thi Nhân” của Ngọc Bích; “Trên Mái Hiên Đời” của Lê Thị Lĩnh Cơ; “Qui Nhơn Muôn Thuở” của Trần Văn Cừ; “Nghĩa Tình” của Tạ Sông Côn; “Cao Nguyên” của Tuyết Đào; “Còn Đó – Điều Gì” của Túy Hà; “Tàn Giấc Mơ Phai” của Khánh Hưng; “Về Thăm Lại Qui Nhơn” của Hà Thúc Hùng; “Xuân Tha Hương” của Lê Loan; “Lời Cảm Ơn” của Thùy Linh; “Mộng Tây Thi” của Lê Quang Mỹ; “Việt Nam Ơi!” của Nguyên Nhung; “Trường Cũ” của Nguyên Triết; “Quê Hương Ngậm Ngùi” của Phan Tưởng Niệm; “Đàn Ông Thế Này” của Bùi Thị Phiến; “Từ Khúc Qui Nhơn” của Lê Thị Thanh Tùng; “Biển Nhớ” của Huỳnh Văn Thiệt; “Đợi Chờ” của Nguyễn Hiền Thanh; “Nhớ Thương” của Thái Tẩu; “Diễn Văn Ứng Cử” của Ngu Yên; “Tháng Năm Quen Em” của Vĩnh Tuấn; “Cho Nhau Tình Hoa Quỳ” của Phạm Ngũ Yên, “Sầu Hận” của Nguyễn Công Hoàng; “Gánh Đời” của Nguyễn Kim Tiến; “Tâm Kinh – Chân Dung Em Xưa – Phố Thị” của Nguyễn Minh Châu.
6/ “Trang Cho Người Viết & Đọc Trẻ” gồm những sáng tác bằng Anh ngữ, kỳ này có cháu Lynn Kim Nguyen gửi bài thơ “To My Parent” ca tụng công ơn cha mẹ, Ngô Du Trung dịch ra Việt Ngữ đăng kèm theo nguyên tác. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Lâm Kim Oanh có bài “Nói Với Người Em Sinh Viên”, và bản Anh ngữ “To My Beloved College Student”. Nguyen Linh Lynne đăng bài “Scattered Seeds: Reflections On The Vietnamese Diaspora”, Ngô Du Trung chuyển ngữ thành “Người Việt Tỵ Nạn: Những Hạt Giống Muôn Phương”. Ngoài ra còn có bài “Một Bông Hồng Cho Tuổi Trẻ” của Nguyễn Gia Hiếu.
7/ “Xa Hơn Cửa Lớp Sân Trường” gồm hai bài biên khảo:
– Nguyễn Nhạn Sơn tức Hồng Huy có bài “Tiếng Việt Ở Hải Ngoại”, tác giả bàn về tình trạng tiếng Việt ở xứ người.
– Đào Đức Chương viết bài “Ngày Xuân Và Lễ Hội Cầu Ngư” nói về thủ tục cúng tế ở điện thờ Thủy Thần Đông Hải và điệu múa dân ca nghi lễ của ngư dân làng Hưng Lương và Xương Lý.
8/ “Những Đứa Con Ngày Cũ Và Đàn Cháu Tương Lai” Tòa soạn viết: “Trong các năm qua, ĐS/CĐ – NTH đã vui mừng và hảnh diện giới thiệu Thủ Khoa Nguyễn Hiền Vi An, Học Giả Của Tổng Thống Phạm Quốc Hoàng, Người Đoạt Giải Tài Năng Toàn Quốc Trần Lê Hoài Hương, Thủ Khoa Trần Công Hưng, Nhà Hùng Biện Trần Kinh Quốc, Hoa Hậu Đào Việt Thi, Bác Sĩ Lê Đình Kim, Thủ Khoa Nguyệt Hạ Trần Đào, Á Khoa Võ Hoàng Chinh và khuôn mặt trẻ xuất sắc Nguyễn Hiền Tài, Nguyễn Định Thành và Nhà Văn Trâm Nguyễn.” Đặc san năm 2007, giới thiệu cháu Võ Quốc Khanh là Ca Nhạc Sĩ đoạt Giải Nhất kỳ tuyển lựa tài năng trẻ của Trung Tâm Asia & Đài Truyền Hình SBTN, năm 2007.
9/ “Những Đóa Hoa Khác Màu” đón nhận những bài viết nằm ngoài các tiểu mục thường lệ. Nói một cách khác, đây là những sáng tác dưới nhiều hình thái diễn đạt khác nhau “có thể là một câu chuyện đẹp, một biên khảo văn học, một nhận định thời sự, một tạp ghi bâng quơ” gồm các bài: “Thu Quyến Rủ” của Lê Bích Khương (France); “Lưu Đày Và Quê Nhà” của Lê Huy Lạc Thư (Huế, VN); “Một Đêm Ở Ga Diêu Trì” của Tôn Nữ Bảo Khanh (Dallas, TX); “Hoàng Hôn” của Hồ Sĩ Đình (Canada); “Chút Khói Hương Giữ Lại” của Nguyễn Mỹ Nữ (Quê nhà); “Lời Tâm Sự Muộn” của Nhã Lê; “Nghề Thầy Giáo” của Trần Thị Cẩm Hoa (Berlin, Germany); “Nổi Trôi” của Lê Thị (San Diago, CA); “Tiếng Nẫu” của Phan Quyền; “Giờ Thứ 25” của Nguyễn Mỹ Phụng (Dallas, TX); “Tưởng Chừng Đã Quên” của N.T.C.A Nguyễn Thị Kiều; “Ngài Cường Để” của Nguyễn Tấn Yên (Qui Nhơn, VN); “Hòa Bình Này Ở Đâu” của Ái Đặng (New Orleans, LA); “TT.KH Và Mộng Tình Dang Dở” của Hà Thúc Hùng (Virgnia); “Nắng Hoàng Hôn” của Thanh Hư (Oakland, CA).
10/ “Ca Khúc” có “Nhớ Nhà” thơ của Nguyễn Thị Vịnh, nhạc Nhật Hạnh; “Bừng Mơ” thơ Lam Nguyễn, nhạc Nguyễn Công Hoàng; “Bình Ca Xuân” nhạc và lời Đắc Đăng.
11/ “Giới Thiệu Sách” kỳ này Tòa soạn nhận được ba tác phẩm của những tác giả trong Gia Đình Trường Cường Để & Nữ Trung Học: “Làm Văn Nghị Luận” sách giáo khoa của thầy Hà Thúc Hoan, nxb Thuận Hóa; “Anh Mới Biết Yêu Lần Đầu” tập truyện ngắn của Phạm Thị Quang Ninh, nxb Tự Lực; “Vietnamhouston Press” Giai phẩm Xuân do Michele Dang và Ngu Yên chủ trương, Tet – Houston Festival xuất bản.
Từ trang 420 đến 495, dành cho 4 tiểu mục: “Tin Tức và Thông Báo Nội Bộ, Nói Với Nhau, Danh Sách Cựu Giáo Sư & Cựu Học Sinh,” và cuối cùng là “Trong Số Này” tức Mục Lục của Đặc San.
XI – ĐẶC SAN CƯỜNG ĐỂ & NỮ TRUNG HỌC, NĂM 2008
H 11: Hình bìa Đặc San 2008
“Tiếng Gọi Gần Xa” là chủ đề Đặc San Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn lần thứ 11, mở đầu thư ngỏ, Tòa soạn viết: “Hơn hai trăm quý Thầy Cô và anh chị em, trong số này có ba Thầy cô cựu Hiệu Trưởng, nhiều Thầy Cô và anh chị em từ Úc Châu, Âu Châu, Việt Nam và khắp các tiểu bang thuộc Hoa Kỳ và Gia Nã Đại đã có mặt ở buổi gặp gỡ thân mật tại nhà anh Phạm Văn Nộ trước ngày Đại Hội, ở nhà anh chị San – Lan, Phú – Oanh sau Đại Hội. Số lượng càng đông đảo hơn trong đêm Tiền Đại Hội tại Hội Quán Lạc Hồng và gần sáu trăm những đứa con ngày cũ đã có mặt trong ngày Đại Hội tại nhà hàng Phuợng Hoàng, khu Tây Nam Houston, ‘thủ phủ’ của người Việt tỵ nạn tại Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.“
1/ “Phố Nhỏ Trường Xưa Thầy Bạn Cũ” là tiểu mục đầu tiên đón nhận bài viết “Mực Tím – Trường Xưa” của Võ Như Vũ (Toronto, Canada); “Thầy Cô Và Bạn” của Nguyễn Cơ (Dallas, TX); “Nỗi Nhớ Những Ngôi Trường” của Trần Quý Cảnh (Bruxells, Belgium); “Chuyện Từ Qui Nhơn” của Võ Thị Hoa (Qui Nhơn, VN); “Thư Gởi Bạn Cũ” của Đỗ Xuân Đạm (Quê nhà); “Một Thời Cắp Sách” của Bùi Đăng Khoa (West Germany); “Nửa Thế Kỷ Mốt” của Huỳnh Thị Kim Oanh (Houston, TX).
2/ “Dư Âm Một Lần Họp Mặt” có một “Thư Riêng, Chuyện Chung” (đầu đề do Tòa Soạn đặt) của Đông Nguyên, là bức thư tác giả gửi riêng cho thầy Lê Đại Đồng, nhưng nội dung toát lên cảm nghĩ của mình về ngày Đại Hội mà tác giả vừa tham dự. Tiếp theo là các bài: “Cuộc Hội Ngộ Lần Thứ Mười” của Hà Thúc Hùng; “Về Một Chuyến Đi” của Nguyễn Kim Tiến; “Kỷ Niệm Làm Văn Nghệ Đợt Hai” của Lê Trinh Thục; “Còn Đó Trường Xưa, Thầy Bạn Cũ” của Lan Anh; “Kể Về Chuyến Đi Mỹ” của Thanh Tùng (Sài Gòn, VN); “Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn Kỷ Niệm Mười Năm Sinh Hoạt” của Thái Hóa Lộc; “Chuyến Viễn Du Nhớ Mãi” của Hoàng Thanh Tâm (Australia); “Tháng Tư, Tang Nước, Tang Nhà” của bà quả phụ Nguyễn Văn Tịnh Chí.
3/ “Một Chỗ Dành Riêng“
– Về thơ, có bài “Hoài Niệm” của thầy Hồ Sĩ Duy (Quê nhà); “Tạ Từ II” của thầy Phong Đăng (Dallas, TX); “Hoàng Hạc Lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Quang Lăng” thầy Tôn Thất Ngạc (Houston, TX) dịch ra văn xuôi, thơ lục bát và tứ tuyệt, “Về Làng Cũ” của Trần Thị Hồng Hoa (phụ huynh học sinh) gửi từ Quê nhà.
– Về văn, có bài “Thư Cho Em Nụ Cười Chay” của cô Vương Thúy Nga (Houston, TX); “Nhân Đọc Bài ‘Danh Dự Và Tổ Quốc’ Của Người Bạn Cũ Trần Quang Kkôi” của GS Nguyễn Văn Trường (Houston, TX); “Song Chung” của thầy Nguyễn Đức Giang (Đan Mạch).
4/ “Góp Lại Từ Bốn Phương, Tung Ra Khắp Muôn Phương” là vườn thơ bao giờ cũng đông đúc, muôn màu muôn sắc.
Tác giả Đỗ Lệ Ròng từ Quê nhà đã gửi gắm tâm sự vào Đặc San, qua bài “Đoản Khúc Trong Mưa”, mở đầu có đoạn:
Trời mưa, trời lại đổ mưa
Không mưa thì cũng đã thừa đớn đau
Về đây mang nặng u sầu
Nổi trôi theo nước đục ngầu phù sa.
Và còn nhiều, nhiều nữa hoa thơm cỏ lạ trong tiểu mục này, với 17 tác giả góp thơ: “Ngũ Ngôn” của Cộng Cỏ (Houston, TX) dịch thoát ý từ bài thơ “Hoàng Hạc Lâu”; “Như Loài Hoa Đỏ” của Đỗ Thị Thu Ba (Everety, MA); “Nhớ Qui Nhơn” của Duy Linh; “Si Tình” của Hà Thúc Hùng (Viginia); “Một Thoáng Mơ Hoa” của Khánh Hưng (San Diego, CA); “Đường Thi Tuyển Dịch” của Lê Thị Lĩnh Cơ (Toulouse, France); “Biền Biệt” của Lê Bích Khương (France); “Nhớ Nhau” chùm thơ Lê Minh Châu (California); “Khóc” của Lan Cao; “Đâu Đó, Dáng Ai” của Nguyễn Hữu Nhật (Norway); “Sài Gòn” của Nguyễn Văn Học Xuyên (Quê nhà); “Với Biển” của Nguyễn Xuân Đóa (Quê nhà); “Tô Phở Việt Nam” của Ngu Yên (Houston, TX); “Về Qua Phố Biển” của Phan Tưởng Niệm (San Jose, CA); “Chuyện Chúng Mình” của Thùy Linh (Dallas, TX); “Nguyện Cầu” của Tuyết Đào (Phù Cát, VN); “Nagasaki” của Trần Bình An (Nagasaky, Japan 1974); “Uống Rượu Nhớ Người” của Trần Bá Lang (Houston, TX); “Kỳ Sơn” của Trần Hoài Thư (New Jerry); “Hội Ngộ Mùa Xuân” của Thanh Tùng; “Nói Với Bắc Phương” của Thư Trang (San Jose, CA); “Tân Hồ Trường” của Yên Sơn (Houston, TX).
5/ “Xa Hơn Cửa Lớp Sân Trường” tiểu mục này luôn luôn ít tác giả tham gia, kỳ này cũng chỉ có 3 bài viết:
– “Bình Định, Xứ Sở Và Con Người” của Đào Đức Chương (San Jose, CA), khảo cứu về Bình Định từ Vị trí và Địa hình, Địa danh và Địa Giới qua các thời kỳ, Đơn vị hành chánh, Văn hóa, Kỹ thuật và Kiến trúc, Đặc sản và Kinh tế.
– “Nữ Sĩ Hàn Lệ Thu Một Tài Hoa Hẩm Hiu Của Quê Hương Bình Định” của Thái Tẩu (Houston, TX), giới thiệu Hàn Lệ Thu về gia thế và đề cập đến sự nghiệp nữ sĩ, là người cùng số phận và nối dòng thi ca của Hàn Mặc Tử.
– “Houston Miền Nắng Ấm” của Mai Loan (Houston, TX), giới thiệu thành phố Houston về mọi mặt từ Địa lý, Lịch sử, Kiến trúc, Giao thông, Nhân văn, Xã hội, Con người và sự sinh hoạt.
6/ “Sáng Tác Văn Nghệ“, cũng như thi ca, tiểu mục này rất phong phú, nhiều cây bút ở khắp mọi nơi nhập cuộc, với đủ thể loại, như truyện ngắn, hồi ký, ký sự, tự thuật, phiếm luận: “Ý Xuân” của Lê Bích Khương (France); “Trở Về” của Nguyễn Mỹ Nữ (Quê nhà); “Miền Nhớ” của Lê Thị Chân Tú (Huế, VN); “Ngày Tháng Cũ” của Đào Uyên Minh (Toulouse, France); “Qua Đó Chạnh Thương” của Phạm Mạnh Trần (San Jose, CA); “Một Thoáng Đi, Về” của Corolyn Do (Philadelphia, PA); “Tôi Cười Tôi Biết Vì Sao Tôi Cười” của Trần Thị Cẩm Hoa (Berlin, Germany); “Tản Mạn Về Ghen” của Phạm Thị Quang Ninh (California); “Thực Tế, Thực Dụng” của Lê Ngọc Châu (Germany); “Chuyện Dông Dài Của Một Người Cha” của Nguyễn Mạnh An Dân (Houston, TX).
7/ “Ca Khúc” trong số này, bốn bản nhạc được trình làng, gồm: “Có Nhớ Ngày Nào” thơ của Kim Tiến, nhạc của Nguyễn; “Từ Khúc Qui Nhơn” thơ Lê Thị Thanh Tùng, nhạc của Lê Đức Vinh; “Đó Là Mùa Xuân” nhạc và lời của Đăc Đăng; “Như Rừng Yêu Lá” nhạc và lời của Nguyễn Kim Tiến.
8/ “Cùng Nhau Nhìn Lại” gồm 29 tấm ảnh do các bạn: Hứa Anh, Đặng Đức Bích, Nguyễn Trác Hiếu, Huỳnh Thị Kim Oanh, Nguyễn Kim Tiến, Thanh Tùng, Đông Nguyễn, Trần Thế Phiệt, Nguyễn Văn Gia Phong, Lan Anh chụp trong lần Đại Hội năm 2007.
9/ Theo tiểu mục “Giới Thiệu” Tòa soạn nhận được các tác phẩm sau đây:
– “Nỗi Lòng” là tập thơ của Thùy Linh, do nxb Những Đứa Con Của Mẹ ấn hành. Nữ sĩ là một cô dâu của Cường Để, sau biến cố năm 1975, vật đổi sao dời, tác giả đã thay chồng nuôi con:
Sáu đứa con thơ, chồng tù tội,
Âm thầm mẹ gánh một mình thôi
Gạo châu, củi quế, thời ly loạn
Tảo tần khuya sớm để nuôi con.
– “Uống Rượu Nhớ Người” là tập thơ của Trần Bá Lang & Bằng Hữu, nxb Văn Nghệ ấn hành. Bài thơ “Uống Rượu Nhớ Người” tiêu biểu cho toàn tập, có đoạn viết:
Có kẻ nói ta thằng thất chí
Thất chí mà sao nói chuyện đời
Thất chí mà sao còn biết khóc
Khi buồn uống rượu hát mà chơi.
Tòa soạn viết lời bình: “Trần Bá Lang say mà tỉnh, khóc như cười, đau nỗi đau của quê hương, buồn cái buồn của dân tộc…“
– “Hương Thời Gian” của Phan Tưởng Niệm & Bằng hữu, do Thi Đàn Hương Thời Gian xuất bản. Tập thơ gồm 30 tác giả: Bích Huyền, Cao Nguyên, Cù Hòa Phong, Đứa Hồ, Hạnh Lưu, Hoàng Định Nam, Hồng Phúc, Hương Sơn, Hương Xuân, Huỳnh Mai Hoa, Lê Như Phò, Mạc Phương Đình, Miên Du Đà Lạt, Minh Nhã, Ngọc Hương, Ngọc Thiên Hoa, Nguyễn Vĩnh Ân, Nhất Lang Phương, Nhật Quang, Nhược Thu, Phan Tưởng Niệm, Phiêu Lãng, Phương Vy, Quang Huỳnh, Sông Cửu, Thu Hằng, Thủy Lâm Synh, Thy Lan Thảo, Vô Tình, Vũ Đình Trường.
Từ trang 383 đến trang 464 có 4 tiểu mục không thể thiếu, gồm: “Tin Tức và Thông Báo Nội Bộ, Nói Với Nhau, Danh Sách Cựu Giáo Sư & Cựu Học Sinh,” và cuối cùng là “Trong Số Này” tức Mục Lục của Đặc San.
XII – ĐẶC SAN CƯỜNG ĐỂ & NỮ TRUNG HỌC, NĂM 2009
H 12: Hình bìa Đặc San 2009
Năm nay, đánh dấu Mười Hai lần “Tựu Trường” cũng là lần phát hành Đặc San thứ Mười Hai, và cũng là lần đầu tiên tổ chức Đại Hội ngoài Houston. Trong Thư Ngỏ, Tòa Soạn đã viết: “Đại Hội Họp mặt năm 2009 với chủ đề ‘Nối Lại Vòng Tay’, lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Dallas, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Việc thay đổi địa điểm họp mặt, dù là tạm thời, là một quyết định được cân nhắc cẩn trọng và được bàn thảo sâu rộng với hy vọng tạo được một sinh khí mới trong sinh hoạt, hầu đem lại những giây phút hội ngộ thân quý và nhiều ý nghĩa nhất cho chúng ta.“
1/ “Phố Nhỏ Trường Xưa – Thầy Bạn Cũ” gồm những hồi ký nhắc lại kỷ niệm, gợi nhớ quảng đời dưới mái học đường, thắm đượm tình bạn nghĩa thầy trò. Đây là những bài viết về: “Chuyện Chúng Mình” của Thanh Thủy; “Hoa Cát, Sân Trường Cũ” của Ngu Uyên Nguyễn Thị Nguyệt; “Đường Cũ – Phố Xưa” của Nguyễn Văn Định (Toronto, Canada); “Dù Mai Này, Người Có Xa Người” của Phạm Ly Lan; “Kỷ Niệm Một Lần Thi” của Đặng Thị Ái Liên; “Kỷ Niệm” của Phan Mạnh Thần (San Jose, CA); “Tâm Sự Một Cựu Du Học Sinh” của Bùi Đăng Khoa; “Bất Ngờ” của Peace Nguyễn (Houston, TX).
Đặc biệt là bài “Thầy Cô Chúng Ta” của Nguyễn Trác Hiếu, viết về các Thầy Cô, liệt kê từng vị, nhắc lại những kỷ niệm ngày xưa, những lần hội ngộ hôm nay tại xứ người, lúc nào tình Thầy trò cũng không thay đổi. Tác giả dày công “sưu tập” đến 43 Thầy Cô dạy trường Cường Để, dĩ nhiên là còn thiếu, nhưng thời gian trên 40 năm, dồn dập biến cố, vật đổi sao dời, đạt được con số đó quả thật công phu, một thành quả độc đáo, đáng hoan nghênh.
2/ “Một Chỗ Dành Riêng“
– Về thơ, có bài “Ơn Nghĩa Sinh Thành” của thầy Tôn Thất Ngạc (Houston, TX); “Dĩ Vãng” của cô Tôn Nữ Ngọc Lan (Germany); “Hồ Thu” của thầy Lê Văn Ba (California); “Đi Thăm Con Cải Tạo” của bà Trần Thị Hồng Hoa (Quê nhà), là một phụ huynh học sinh.
– Về văn, có bài “Tản Mạn Về Thời Gian” của cô Vương Thúy Nga (Houston, TX); “Cái Thuở Ban Đầu Lưu Luyến Ấy” của thầy Hà Thúc Hoan (Sài Gòn).
Trong bài “Những Mảnh Tình Quê Hương” của thầy Nguyễn Đức Giang, đoạn kết Thầy viết: “Tôi rời Việt Nam vào năm 49 tuổi và định cư tại Đan Mạch đã 26 năm. Một cây bán cổ thụ của vùng nhiệt đới bị bứng cả gốc rễ đem trồng lại ở vùng ôn đới, cho dù có cố gắng thích nghi mấy chăng nữa thì với khí hậu và đất đai quá khác biệt làm sao có thể phát triển bình thường cho được. Vì vậy mà trong lòng luôn luôn khắc khoải vấn vương những mối tình quê hương, quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, quê hương những nơi đã từng là đất tạm dung…Tôi đã đi tìm Huế ở nơi không phải Huế, tìm Qui Nhơn ở nơi không phải Qui Nhơn, tìm Tuy Hòa ở nơi không phải Tuy Hòa, tìm Nha Trang ở nơi không phải Nha Trang…”
3/ “Góp Lại Tự Bốn Phương Tung Ra Khắp Muôn Phương” là tiểu mục sum sê và tươi mát nhất, 34 đóa hoa đủ màu đua nở, khoe sắc ngát tỏa hương xưa của Nguyễn Ngọc An, Đỗ Thị Thu Ba, LT3, Đặng Đức Bích, Lê Thị Lĩnh Cơ, Lan Cao, Hồ Xuân Diệm, Nguyễn Xuân Đóa, Hà Thúc Hùng, Tố Hải, Kim Khuê, Nguyễn Công Hoàn, Cù Hòa Phong, Võ Ngọc Lam, Thi Lan, Duy Linh, Lê Nguyễn, Phan Tưởng Niệm, Novan Phạm, Thái Tẩu, Song Thanh & Thúy Ái, Yên Sơn, Tôn Nữ Diễm Tần, Huỳnh Văn Thiệt, Lê Phước Tích, Vĩnh Tuấn, Nguyễn Bá Thư, Nguyễn Văn Học Xuyên, Ngu Yên, Tịnh Yên, Bùi Văn Luông, Túy Hà, Nguyễn Văn Quýnh, Trần Bá Lang.
4/ “Xa Hơn Cửa Lớp Sân Trường” gồm các bài viết:
– “Về Một Đứa Con Trường Cũ: Nhà Văn Hoàng Ngọc Tuấn” là đề tựa của Tòa Soạn, giới thiệu lời bạt Võ Phiến viết năm 1972, cho tác phẩm “Thư Về Đường Sơn Cúc” của nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn, một cựu học sinh trường Cường Để.
– “Thành Ngữ Trong Tiếng Việt” của Hồng Huy bàn về thành ngữ, từ đó phân biệt thành ngữ với quán ngữ, tục ngữ, cách ngôn, ngạn ngữ, danh ngôn, phương ngôn.
– “Nói Chuyện Với Nhà Thơ Tô Thùy Yên” thực hiện bởi Nguyễn Mạnh An Dân.
5/ “Đâu Đó!…Chúng Mình” là tiểu mục mới, Tòa soạn giới thiệu: “Nhận được bài viết ‘khó sắp xếp’ vào các tiểu mục thân quen từng có trên ĐS. Bài thứ nhất (Qui Nhơn Biển Gọi) của Hạt Tiêu được gởi từ quê nhà giới thiệu về ngày hội ngộ của nhóm cựu Nữ Sinh Trung Học, giai đoạn 1968- 1975, và bài thứ hai của Lê Công Dzũng, từ Philadelphia, đề cập đến một người viết nhạc nguyên là trưởng ban văn nghệ Cường Để và công trình tim gan nhiều ý nghĩa của anh.“
Ngoài ra, còn có bài “Trái Tim Mùa Thu” của Huỳnh Thị Kim Oanh, kể lại chuyến qua Canada thăm viếng các bạn học cũ. “Những Mảnh Rời” của Ánh Xưa, ghi chép chuyến về Qui Nhơn trong dịp Tết, gặp lại bạn ngày xưa.
6/ “Trang Cho Người Viết & Đọc Trẻ” đăng lời của một sinh viên thuộc thế hệ thứ hai của Trường Cường Để, đã phát biểu trong ngày Đại Hội: “Chưa bao giờ về Hà Nội, chưa bao giờ ghé Sài Gòn, chưa bao giờ thăm xứ Huế nhưng con mãi là người Việt Nam”, Tòa soạn mượn tiểu mục này tặng thế hệ của em bài “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi.
Ngoài ra còn có bài “Thư Cho Các Con” của Lê Nguyên Lê; “Việt Nam – Quê Hương Con” của Trâm Lê; “Vietnam is Our Motherland” của Duy Lê.
7/ “Những Đứa Con Ngày Cũ Và Đàn Cháu Tương Lai” Tòa soạn tặng danh hiệu “Đóa Hoa Đẹp Người, Đẹp Nết” cho cháu Võ Tú Bảo Trân, đoạt Á hậu trong cuộc thi Miss Asia Florida 2008, gồm Phillipine, China, Japan, India, Do Thái, Việt Nam tham gia.
Và tặng câu “Tấm gương sáng về sức phấn đấu và lòng vị tha” cho cháu Trần Hồng Nhật vượt thoát trở ngại về sức khỏe để trở thành bác sĩ thực thụ tại Hoa Kỳ. Cháu đã dùng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm bản thân tham gia thiện nguyện giúp đỡ những người khuyết tật, những bệnh nhân nghèo khổ.
8/ “Những Đóa Hoa Khác Màu” là tiểu mục mà Tòa Soạn minh định: “Ngoài những bài viết chủ đề phù hợp với các tiểu mục ĐS mong đợi, sáng tác còn bao gồm nhiều hình thái diễn đạt khác nhau, có thể là một câu chuyện đẹp, một biên khảo văn học, một nhận định thời sự, một tạp ghi bâng quơ.” Dù cho thuộc thể loại nào, Tòa Soạn cũng đón nhận những đóa hoa nhiều màu sắc ấy qua các bài viết: “Thư Của Người Không Quen” tác giả Lê Thị Chân Tú (Huế, VN); “Thương Quá Việt Nam” của Trần Thị Cẩm Hoa; “Chuyện Tình Của Thái Hậu Dương Vân Nga” tác giả Nguyễn Mỹ Phụng (Dallas, TX); “Lễ Hội Anh Đào” Xuân Đoan sưu tầm; “Nước Mắt Ngày Xa Biển” của Lê Bích Khương; “Thư Cho Bạn” của Nguyễn Kim Tiến; “Bình Định, Nẫu Và Tôi” của Bà quả phụ Nguyễn Văn Tịnh Chí (Houston, TX); “Thư Cho Mẹ” của Carolyn Do (Philadelphia, PA); “Ngày Tết Của Một Cựu Tù Cải Tạo” tác giả Như Không (Houston, TX); “Thư Gửi Bạn Cũ” của Đỗ Xuân Đạm (Quê nhà); “Từng Giọt Ngậm Ngùi” của Phan Tưởng Niệm (San Jose, CA); “Qui Nhơn, Bình Định Trong Thơ Người Lính Trần Hoài Thư” của Nguyễn Phạm Thái; “Quán Dưới Chân Dốc” của Nguyễn Mỹ Nữ; “Đánh Trong Thành Phố” của Trần Hoài Thư; “Lãm Thúy: Cành Sung Có Thật” của Th. Đoàn Thy Vân.
9/ “Ca Khúc” góp vào ĐS bốn bản nhạc: “Chiều Vàng” Cù Hòa Phong viết lời, Nhật Hạnh phổ nhạc; “Đi Tìm Kỷ Niệm” nhạc và lời của Novan Phạm; “Hạnh Phúc Từ Đâu Đến” nhạc và lời của Đắc Đăng; “Một Dòng Sông” lời của Thanh Tùng & Duy Linh, nhạc của Nguyễn Ngọc Thạch.
Như thường lệ, từ trang 369 đến trang 448, vẫn giữ các mục: “Tin Tức và Thông Báo Nội Bộ, Nói Với Nhau, Danh Sách Cựu Học Sinh Trường Trung Học Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn,” và cuối cùng là “Trong Số Này” tức Mục Lục của Đặc San.
XIII – ĐẶC SAN CƯỜNG ĐỂ & NỮ TRUNG HỌC, NĂM 2010
H 13: Hình bìa Đặc San 2010
Với chủ đề “Một Thời Để Nhớ” Thái Tẩu tặng bài thơ qua nét thư họa của tác giả:
Một bước bước đi, bước ngập ngừng
Thời gian trôi mãi mấy khi dừng!
Để thương Trường cũ, yêu Thầy bạn
Nhớ Thuở hoa niên nhớ quá chừng.
1/ “Phố Nhỏ Trường Xưa Thầy Bạn Cũ” gồm các bài sau đây: “Qui Nhơn, Những Ngôi Trường Ngày Cũ” của Đào Đức Chương, liệt kê và hình dung lại 20 ngôi trường trung học và cao đẳng nằm trong thị xã Qui Nhơn trước 1975. Kế tiếp là những bài tạp ghi những cảm nghĩ những kỷ niệm của tác giả dưới mái học đường qua các bài: “Khi Mùa Đông Qua Đây” của Ngu Uyên – Nguyễn Thị Nguyệt; “Tiễn Biệt” của Thu Thủy; “Những Ngày Hoa Mộng Chuyện Kể Từ Nửa Thế Kỷ Trước” của Lê Quang Mỹ; “Dấu Xưa” của Hà Thúc Hùng (Virginia); “Thầy Ơi” của Phạm Ty Lan (Đông Hà, VN). Điều đáng nói, trong tiểu mục này có kèm theo những hình ảnh minh họa, chụp trước năm 1975, gợi nhắc những kỷ niệm giữa thầy trò và bạn học.
2/ “Một Chỗ Dành Riêng” gồm các bài thơ: “Tình Hoài Hương” của thầy Tô Minh Tâm (Shreveport, LA); “Từ Độ Em Yêu” của thầy Trần Nhất Hoan (California); “Nhớ Quê” của thầy Tôn Thất Ngạc (Houston, TX); “Lệ Ngập Ngừng” của Trần Thị Hồng Hoa (Phụ huynh học sinh) gửi từ quê nhà.
Qua bài “Nhớ Quê”, Thầy Tôn Thất Ngạc gợi nhớ đến ngôi trường Tiểu Học Phú Xuân mà Thầy đã theo học thuở thiếu thời:
Trường làng bên gốc đa xưa,
Cạnh dòng Sông Cũ cũng vừa hiện ra.
Chỗ gần nhà chị em ta,
Đã từng vui sống vui ca ấu thời.
Thầy tôi tên Hiện hay cười,
Dạy chị qua rồi đến lượt dạy em.
Trái đa rụng khắp sân thềm,
Gió sông mát thổi êm đềm cảnh quê.
3/ “Góp Lại Tự Bốn Phương Tung Ra Khắp Muôn Phương” tiểu mục này bao giờ cũng đông đảo nhất, có 36 tác giả tham gia vào Đặc San 2010, hầu hết là những cây bút quen thuộc: Nguyễn Ngọc An, Liên Anh, Đặng Đức Bích, Đỗ Thị Thu Ba, Nguyễn Minh Châu, Lê Thị Lĩnh Cơ, Lan Cao, Nguyễn Xuân Đóa, Tuyết Đào, Nguyễn Trác Hiếu, Hà Thúc Hùng, Mang Đức Long, Thùy Linh, Võ Ngọc Lam, Hạnh Lâm, Tôn Thất Long, Trần Nhật Lệ, Ngô Ngọc Minh, Đỗ Hiếu Nam, Nguyễn Hữu Nhật, Mặc Phong, Bích Sơn, Lê Phước Tích, Song Thanh, Thanh Tùng, Trần Thức, Vĩnh Tuấn, Huỳnh Văn Thiệt, Nguyên Triết, Thanh Xuân, Nguyễn Văn Học Xuyên, Tịnh Yên, Cù Hòa Phong, Phạm Tương Như, Yên Sơn, Ngu Yên. Mỗi bài một vẻ, đáng được khoe sắc, nhưng với khuôn khổ trang báo, chỉ có thể nêu ra hai đoạn thơ tiêu biểu cho dấu ấn của chúng ta: thuở trẻ thơ ngày xưa, và đời tị nạn hôm nay:
Một thời trốn học tắm sông,
Áo dài túm gọn, sân trường nhảy dây.
Một thời đánh đáo chơi bi,
Suối Tiên, Ghềnh Ráng thì thầm biển xanh.
(Đỗ Thị Thu Ba – Một Thời Để Nhớ)
Quê tôi đó! Nằm bên kia biển lặng
Mắt dõi tìm thấy vị mặn bờ môi
Tai vẳng nghe tiếng võng mẹ, lời ru
Cơn ấm, lạnh trôi xuôi theo vận nước…
(Nguyễn Ngọc An – Quê Tôi)
4/ “Dư Âm Một Lần Họp Mặt” có bài phóng sự “Đại Hội Nối Lại Vòng Tay” của Thái Hóa Lộc, kèm theo 18 hình ảnh; bài “Thư Cho Bạn” của Khánh Hòa; bài “Bóng Thời Gian Trên Tà Áo Trắng” của Thu Nga cựu nữ sinh Nguyễn Huệ Tuy Hòa, gợi nhắc những kỷ niệm dưới mái học đường, đặc biệt có hình tác giả hiện là chủ đài SBTN Dallas phóng vấn thầy cựu Hiệu trưởng Nguyễn Đức Giang.
5/ “Những Đứa Con Ngày Cũ Và Đàn Cháu Tương Lai” năm 2010 Tòa Soạn giới thiệu cháu Nguyễn Trần Sandy thủ khoa của trường Cypress Ridge High School, thuộc học khu Cypress – Fairbanks Independent School District niên khóa 2008- 2009. Và cháu Christina Nguyễn Hoàng Mai, đoạt Hoa Hậu với danh hiệu “Miss Virginia Teen Queen 2007”, Tòa Soạn đã gọi cháu là “Đóa Hoa Đẹp Người Đẹp Nết.”
6/ “Đâu Đó Chúng Mình” quy tụ những tạp ghi nói về tình bạn, tình thầy trò gặp nhau sau thời gian dài xa cách, đó là những bài:
– Chúng mình từ miền Nam California “Luôn Luôn Nhớ Thầy” của Lê Huy.
– Chúng mình từ phố biển Qui Nhơn, bạn Phạm Ty Lan (Đông Hà, VN) có bài “Qui Nhơn, Bầy Én Giữa Trời Xuân”
– Chúng mình từ Sài Gòn, có Xuân Hiên (Qui Nhơn, VN) viết bài “Trời Hành, Trời Làm Cơn Lụt Mỗi Năm”
– Chúng mình từ Úc đến Qui Nhơn, tác giả Nguyên Hương (Australia) góp bài “Cổng Trường Mới Từ Những Đứa Con Ngày Cũ”
– Chúng mình từ Thành phố “Hữu Tâm” xứ cao bồi, bạn Hà Quế Linh trải lòng qua bài “Houston – Gặp Gỡ Và Hồi Tưởng”
– Chúng mình từ Hoa Thịnh Đốn, góp bài “Hoa Đào – Bạn Cũ Và Niềm Vui” của Trúc Mai (Virginia).
7/ “Những Đóa Hoa Khác Màu” bao gồm những bài viết chưa được xếp loại vào một tiểu mục nào, Tòa soạn đón nhận các tác giả: Huỳnh Thùy Hạnh (Sài Gòn) với bài “Lưu Bút Ngày Xanh”; Hoàng Thị Ngày Xưa (Australia) có bài “Làm Dâu Bình Định”; Lê Thị Chân Tú (Huế) gửi bài “Dịch Vụ Hagemashitai”; Nguyễn Kim Tiến (Alcove Woodbury, MN) góp bài “Ba Và Tên Con Gái”; Lê Bích Khương viết bài “Yêu Dấu Đời Tôi”; Carolyn Do (Philadelphia) cảm nhận qua bài “Quê Hương Thứ Hai”; Trần Thị Cẩm Hoa (Berlin, Germany) có bài “Buồn Như Trời Đổ Cơn Mưa”; Hạ Xưa (California) viết bài “Phiên Chợ Tình Ở Phố Biển”; Võ Thị Hoa gửi bài “Chuyện Từ Qui Nhơn”; Bà quả phụ Nguyễn Văn Tịnh Chí (Houston, TX) viết về “Chuyện Lan Man Qua Các Lớp ESL”; Nguyễn Sĩ Hạnh (Australia) gửi bài “Căn Nhà Trong Trí Tưởng Tượng”; Huỳnh Thị Kim Oanh (Houston) có bài “Lời Từ Biệt Cuối Cùng”; Nguyễn Thị Kiều với bài “Từ Qui Nhơn Bình Định Đến New Orleans Louisiana”; Phạm Ngũ Yên, một thân hữu của cựu học sinh Cường Để đã tham gia với bài “Nghèo Túng Bên Đời”; Nguyễn Mạnh An Dân, viết về “Trường Hợp Một Cô Nhi” ở trại tị nạn.
8/ “Giới Thiệu” Nhận được tập “Thơ Bạc Tóc” của Ngu Yên, trong lời bình của Tòa Soạn, có đoạn viết: “...Thơ Ngu Uyên thuộc loại ‘có vấn đề’, chữ có vấn đề được hiểu theo nghĩa nó không thuộc loại lặng lẽ đến (như không hề có) và im lìm đi (như chưa hề có) mà đã luôn tạo ra được một ‘xáo động’ nhất định nào đó. Có rất nhiều người vừa đọc thơ Ngu Yên vừa rung đùi thích thú, khen thấu trời xanh, có người khác vừa đọc vừa nhăn mặt càu nhàu, càm ràm hết chỗ nói. Nói chung, được độc giả lưu tâm, dù khen hay trách, đều là một điều tác giả nào cũng mong nhưng không phải ai cũng được...”
Tòa soạn cũng nhận được tác phẩm “Có Những Giấc Mơ” của Phạm Thị Quang Ninh, do Tủ Sách Tiếng Quê Hương phát hành. Tòa Soạn viết: “…Là một chuyên viên xã hội, tác phẩm của Quang Ninh phần lớn phân tích, lý giải và khơi mở những hướng giải quyết đầy tính xây dựng và tình người về những vấn đề xã hội gần gũi và bức thiết xảy ra hàng ngày trong đời sống của mỗi chúng ta…”
Một tác phẩm nữa là “Bình Định Đường Thi” dày 511 trang, bìa cứng màu huyết dụ chữ mạ vàng, đóng chỉ, do Triều Phong Đặng Đức Bích chủ trương, thực hiện và viết lời tựa, Bút Duyên Hội Tụ xuất bản, là tập thi tuyển gồm những bài thất ngôn bát cú Đường luật của các tác giả Bình Định thuộc hai thế hệ: tiền bối và hiện đại.
9/ “Ca Khúc” gồm các bản nhạc: “Trường Xưa Dấu Yêu” nhạc và lời của Nguyễn Ngọc Tân; “Xuân Hồng” thơ của Cù Hòa Phong, do Nhật Hạnh phổ nhạc; “Tuổi Ô Mai” thơ của Thanh Xuân, do Đắc Đăng phổ nhạc.
Vẫn như những ĐS trước, từ trang 381 đến trang 466, không thể thiếu các tiểu mục: “Tin Tức và Thông Báo Nội Bộ, Nói Với Nhau, Danh Sách Cựu Học Sinh Trường Trung Học Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn,” và cuối cùng là “Trong Số Này” tức Mục Lục của Đặc San.
XIV – ĐẶC SAN CƯỜNG ĐỂ & NỮ TRUNG HỌC, NĂM 2011
H 14: Hình bìa Đặc San 2011
Chủ đề Đặc San 2011 là “Ngày Đó Chúng Mình“, Tòa Soạn đăng bài thơ của Thái Tẩu khai triển chủ đề qua nét thư họa của tác giả:
Ngày đó chúng mình sống cạnh nhau
Trường quê chung mái phượng khoe màu
Cùng Thầy, cùng bạn vui đèn sách
Nước mất tha phương bạc mái đầu.
1/ “Phố Nhỏ Trường Xưa – Thầy Bạn Cũ“, kỳ này cũng bao gồm những bài viết nhớ lớp, nhớ trường, nhớ bạn, nhớ thầy, nhớ con đường dẫn đến trường, nhớ cả phố nhỏ thân yêu. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm qua các bài viết: “Kỷ Niệm Xưa” của Lệ Thị Lệ Huyên (San Diego, California); “Văn Nghệ Chúng Tôi Ngày Đó” của Đắc Đăng (Boston, MA); “Dòng Sông Nghe Nhiều Tâm Sự” của Ngu Uyên Nguyễn Thị Nguyệt (Sài Gòn, VN); “Tên Kiểu Con Trai” của Nguyễn Thị Mỹ Nữ; “Lớp Tôi” của Lê Huy; “Nhớ Thầy Cô” của Nguyễn Kim Tiến (Alcove Woodbury, MN); “Có Còn Hơn Không” của Phạm Ty Lan (Đông Hà, VN); “Bình Định, Những Ngôi Trường Trong Trí Nhớ” của Đào Đức Chương (San Jose, CA).
Và Tòa Soạn đã nhận xét những bài viết trong tiểu mục này: “‘Phố Nhỏ Trường Xưa Thầy Bạn Cũ’ sống lại rõ nét với những ngôi trường ngày cũ của Đào Đức Chương, với cả một khung trời rộn rã lời ca tiếng nhạc một thời văn nghệ Cường Để của Đắc Đăng. Những bỡ ngỡ, những thân quen ùa ngập trong lòng cô nữ sinh Đồng Khánh chuyển trường Lệ Huyền. Ba tấm hình cũ khơi lại một thời trường lớp của Lê Huy, và Ngu Uyên Nguyễn Thị Nguyệt với vườn sắn, với tiệm chè, với đường Quang Trung, với khu Hai, khu Sáu những cuối tuần bè bạn. Chưa hết, bầy bướm trắng biển Qui Nhơn cũng nhiệt tình góp tiếng, đưa bạn bè về thăm lại một thời ‘bướm trắng’ nhởn nhơ khoe sắc và hồn nhiên nghịch phá với những tên tuổi thân quen Nguyễn Mỹ Nữ, Nguyễn Kim Tiến, Phạm Ty Lan…“
2/ “Một Chỗ Dành Riêng” Tòa Soạn trân trọng đăng các bài viết của Thầy Cô:
– Về thơ có bài “Dịch Thơ Xưa” của thầy Tôn Thất Ngạc (Houston, TX), nguyên tác “Hoàng Hạc Lâu” dịch ra hai thể thất ngôn tứ tuyệt và lục bát; “Bài Độc Thoại Cuối Cùng” của thầy Trần Nhất Hoan (Sangabriel, CA); “Thị Nại Nguyệt Minh” Thầy Hoàng Duy Lê Văn Ba (Westminster, CA); “Cô Gái Huế” của Phụ huynh học sinh Trần Thị Hồng Hoa (Quê nhà).
– Về văn có bài “Lá Thư Hàng Tháng Cho NTH – QN” của cô Vương Thúy Nga (Houston, TX); “Chúc Tết” của thầy Nguyễn Mộng Giác (Westminster, CA).
3/ “Dư Âm Một Lần Họp Mặt” gồm những bài viết và 29 hình ảnh minh họa, nói lên cái không khí nồng ấm vui tươi trong lần họp mặt tại Houston năm 2010. Những nét mặt mừng rỡ của Thầy Cô và bạn cũ chào hỏi nhau, những bắt tay ấm áp thân thương, những tiếng cười nói rộn rã, và tiếng trống “tựu trường” vang dội trên sân khấu gợi nhớ một thời hồn nhiên thơ mộng dưới mái học đường, qua các bài viết: “Houston By Noon” của Nguyễn Đàm Minh Chí; “Đại Hội CĐ & NTH Qui Nhơn 2010 – Ngày Đại Hội” của Kim Huê; “Họp Mặt Cường Để Và Nữ Trung Học Qui Nhơn Năm Thứ 13” của Trần Kim Định.
4/ “Góp Lại Tự Bốn Phương Tung Ra Khắp Muôn Phương” qua 14 kỳ đặc san, tiểu mục này luôn giữ kỷ lục về số người tham gia và số lượng thi phẩm. Năm nay, 2011, có 31 tác giả góp vào vườn thơ 38 thi phẩm, gồm các bài: “Nhuộm Tình” của Nguyễn Ngọc An; “Nuối Tiếc” của Đỗ Thị Thu Ba; “Thơ Khơi Niềm Nhớ” của Triều Phong Đặng Đức Bích; “Hạt Nắng, Lá Phai, Chiều Mau” (3 bài) của Nguyễn Minh Châu; “Chỉ Cần Để Nhớ” của Lan Cao; “Xin Trả Lại” của Lê Thị Lĩnh Cơ; “Hoa Chuông Vàng” của Phạm Ngọc Dao; “Xuân… Và Hoài Xuân” của Tuyết Đào; “Cảm Tác Xuân… Và Hoài Xuân” Lê Nguyên Lê; “Bóng Thời Gian” của Yên Giang Nguyễn Xuân Đóa; “Kỷ Niệm Bốn Mươi Năm” của Hà Thúc Hùng; “Mưa Giông” của Huỳnh Thị Thùy Hạnh; “Cường Để – Chút Gì” của Túy Hà; “Nhớ Anh” của Ngô Thu Hồng; “Đêm Cô Đơn” của Nguyễn Công Hoàng; “Bữa Gặp H’ Ngung” của Trần Bá Lang; “Một Thời Để Nhớ” của Thùy Linh; “Ai Về Bàu Cá” của Tôn Thất Long; “Chào Kính” của Chiến Hữu; “Mùa Xuân Trên Cao, Bóng Ngã Chiều Hôm” (2 bài) của Ngu Uyên Nguyễn Thị Nguyệt; “Tình Sử Của Một Cựu Học Sinh Cường Để” tác giả Từ Lê Ngô; “Công Cha, Nghĩa Mẹ, Ơn Thầy” (3 bài) của Nguyễn Hữu Nhật; “Nỗi Lòng Kẻ Tha Phương” của Mặc Phong Nguyễn Văn Quýnh; “Em Hãy Cứ Là Phượng” của Yên Sơn; “Về Thăm Trường Cũ – Quê Xưa” của Huỳnh Văn Thiệt; “Cõi Tình Yêu, Cõi Nhân Gian” (2 bài) của Vĩnh Tuấn; “Còn Đâu Cánh Bướm Ngôi Trường Nữ” của Trần Hoài Thư; “Ba Màu Mực” của Song Thanh; “Tự Khúc Ngày Sinh” của Thanh Tùng; “Dòng Sông Cũ” của Lê Phước Tích; “Khúc Dạ Sầu” của Nguyễn Văn Học Xuyên; “Bốn Mùa Thương Đau” của Tịnh Yên; “Tiểu Sử, Tự Thuật” (2 bài) của Ngu Yên.
Cùng là một sự kiện viếng thăm ngôi trường xưa, với Huỳnh Văn Thiệt, nhìn cảnh cũ, gợi nhớ chuỗi dài kỷ niệm:
Hôm nay về lại mái trường xưa,
Biết bao thương nhớ nói sao vừa,
Bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa ấy,
Sống lại trong tôi dưới bóng dừa.
(Về Thăm Trường Cũ – Quê Xưa)
Với Trần Hoài Thư, nay ngôi trường cũ chỉ còn là cái xác không hồn, vây quanh khung cảnh buồn:
Bây giờ còn lại tường vôi vữa
Một gốc liễu già đứng rũ trông
Còn đâu bầy bướm ngôi trường nữ
Chỉ thấy bên đường rụng trắng bông.
(Còn Đâu Cánh Bướm Ngôi Trường Cũ)
5/ Lời Tòa Soạn viết về tiểu mục “Đâu Đó Chúng Mình” như sau: “...với tất cả nghĩa bạn tình thầy đầy xúc động mừng vui hội ngộ, và cũng đầy ngậm ngùi đếm lại bước thời gian. Hãy theo Đặng Ái Liên gặp bạn cùng cấp lớp sau 45 năm xa cách ở California, hay cùng Lê Công Dzũng đón Thầy sau 43 năm lạc dấu ở Philadelphia, hãy chia xẻ nỗi lòng của học sinh Phạm Văn Nộ, từ nửa vòng trái đất, ngơ ngác tìm hỏi từng người trong những con hẻm nhỏ ở Gia Định để tìm ‘ông thầy tóc bạc’ đã xa nhau từ nửa thế kỷ. Hãy chung vui với Lan – không cao – mừng gặp bạn Tiến – không mập – trong khung cảnh hữu tình của xứ thần kinh thơ mộng để cùng sống lại một thời phố biển Qui Nhơn khi ‘Một Ngăn Tủ Được Mở Ra.'”
Tất cả những cảm tình ấy được dàn trải qua các bài: “Bốn Mươi Lăm Năm Sau” của Đặng Ái Liên (Mira Loma, IL); “Bốn Mươi Ba Năm Gặp Lại Thầy Cô” của Lê Công Dzũng (Pennsylvania, PA); “Đi Tìm Thầy Cũ” của Novan Phạm (Houston, TX); “Một Ngăn Tủ Mở Ra” của Hạt Tiêu (Đông Hà, VN); “Ngày Xưa Bây Giờ Ở Đâu” của Huỳnh Thị Kim Oanh (Houston, TX).
6/ “Những Đóa Hoa Khác Màu” trong Đặc San lần thứ 14, có thể nói đây là tiểu mục dày cộm nhất, chiếm 124 trang, trải dài từ trang 225 đến 348, chứa 8 bài viết: “Đêm Đợi Sáng” của Nguyễn Thị Tứ (Terrace Canton, GA); “Một Ngày Vui” của Lê Thị Chân Tú (Huế, VN); “Cây Dầu Đôi” của Diên Khánh (Canada); “Một Thời Hồng Nhan” của Carolyn Do (Philadelphia, PA); “Cà Phê Xứ Nẫu” của Phan Ngọc Quyến (Honolulu, Hawaii); “Viết Tiếp Về Lưu Bút Ngày Xanh” của Huỳnh Thị Thùy Hạnh (Sài Gòn, VN); “Cầu An Và Cầu Tiến” của Trần Thị Cẩm Hoa (Berlin, Germany); “Bạn Tôi” của Hà Thúc Hùng (Virginia); “Tuổi Nhỏ – Làng Quê” của Nguyễn Mạnh An Dân (Houston, TX).
7/ “Ca Khúc“, tiểu mục này bao giờ cũng rộn rã tạo niềm vui, âm thanh dìu dặt từ tiếng đàn giọng hát, qua 5 nhạc phẩm: “Qui Nhơn, Ngày Đó Chúng Mình”, nhạc và lời của Novan Phạm; “Gặp Lại Ngày Đó” nhạc và lời của Đắc Đăng; “Chuyện Ban Đầu”, thơ của Tôn Thât Long, nhạc của Nguyễn; “Quê Hương Đôi Bờ Thương Nhớ”, thơ của Miên Thụy, nhạc của Lê Ngọc Châu; “Ánh Xuân” nhạc và lời của Nhật Hạnh.
8/ “Giới Thiệu“, Tòa soạn nhận được thi tập “Qui Nhơn Hào Hùng & Thơ Mộng” của thầy Hoàng Duy Lê Văn Ba, và tập truyện “Đứa Con Không Quốc Tịch” của Nguyễn Thế Giác. Trong lời bình, có đoạn: “‘Qui Nhơn Hào Hùng & Thơ Mộng’ là công trình tim óc của một người con Bình Định lưu lạc luôn tự hào và luyến nhớ về quê cũ của mình. Tác phẩm có thể coi như một loại sử thi, vừa ca ngợi cảnh đẹp quê hương thơ mộng vừa gợi nhắc những di tích mang tính lịch sử hào hùng. Giống như Mạc Thiên Tích với ‘Hà Tiên Thập Vịnh’, Nguyễn Cư Trinh với ‘Quảng Ngãi Thập Nhị Vịnh’. Hoàng Duy Lê Văn Ba đã ngợi ca quê hương mình bằng ‘Thập Nhị Bát Qui Nhơn Thắng Cảnh.'”
Từ trang 365 đến trang 452 có 4 tiểu mục không thể thiếu, gồm: “Tin Tức và Thông Báo Nội Bộ, Nói Với Nhau, Danh Sách Cựu Giáo Sư & Cựu Học Sinh,” và cuối cùng là “Trong Số Này” tức Mục Lục của Đặc San.
XV – ĐẶC SAN CƯỜNG ĐỂ & NỮ TRUNG HỌC, NĂM 2012
H 15: Hình bìa Đặc San 2012
Năm nay, Đặc San lần thứ 15 phát hành, đánh dấu 15 năm nhìn lại đoạn đường Gia Đình Cựu Học Sinh Trường Cường Để và Nữ Trung Học Qui Nhơn đã qua. Trong thư ngỏ của Tòa soạn có đoạn: “Năm 1998, lần đầu tiên GĐ họp mặt sau 22 năm ly hương. Ngày đó, chỉ có trên dưới 100 anh chị em ở địa phương và một số giới hạn những anh chị em ở xa có mặt. Năm 1998, ĐS Cường Để số 1 phát hành với chỉ trên 200 trang và có không quá 20 tác giả cộng tác. Một khởi đầu thật khiêm tốn, một kết hợp thật lỏng lẻo nhưng bằng tất cả tâm thành, nhóm chủ trương tin tưởng mãnh liệt vào tấm lòng vì nhau, cho nhau, của tất cả Thầy trò Cường Để – Nữ Trung Học. Niềm tin này có cơ sở và đã được chứng minh. Số lượng quý Thầy Cô và anh chị em tìm về với nhau trong các lần hội ngộ càng ngày càng đông và số lượng các tác giả cộng tác với Đặc san ngày càng nhiều. Thầy trò Cường Để – Nữ Trung Học luôn luôn ở bên nhau, luôn đến vì nhau.“
Nhà thơ Thái Tẩu, qua nét thư họa, cảm đề Đặc san “Mười Lăm Năm Nhìn Lại” bằng bài thơ thất ngôn tứ tuyệt:
Mười lăm năm ấy biết bao tình
Nhìn lại chúng mình cũng rõ xinh
Lận đận quê người tròn đạo học
Vẹn tình bằng hữu nghĩa sư sinh.
1/ “Phố Nhỏ Trường Xưa – Thầy Bạn Cũ“, có “Chuyện Lớp Mình Thất 2- Lục- Ngũ- Tứ 4 (58- 61)” của Phạm Văn Nộ & Thanh Thủy, kể lại 4 năm học tại trường Cường Để, đầy ắp kỷ niệm. Bài “Còn Trong Ký Ức” của Tôn Thất Long viết từ quê nhà, kể lại những kỷ niệm giữa tác giả với thầy Tôn Thất Ngạc; “Nhớ Thầy” của Tạ Chí Thân & Bằng Hữu, xót xa và thương tiếc thầy Võ Ái Ngự đã chết trong trại tù cải tạo. “Ba Cô Bé” của Hạt Tiêu, hồi tưởng lại cảm nghĩ tác giả rời bậc tiểu học vào trường Nữ Trung Học Qui Nhơn. Trái lại, Hà Thúc Hùng nhớ nhiều đến những năm ở bậc tiểu học, qua bài “Những Năm Học Thời Thơ Ấu”. Và sau cùng là bài “Thư Gửi Cô Giáo Cũ: Vương Thúy Nga Hồi Tưởng Về Thầy Lê Trọng Sơn” của tác giả Mỹ Hòa.
2/ “Một Chỗ Dành Riêng“, Tòa soạn dùng bốn câu thơ “Tâm Thư Cho Thầy” của Việt Thao làm giáo đầu cho tiểu mục này:
Mang ơn từ lớp vỡ lòng,
Nằm tay con viết những bông mực nhòe.
Giảng đường lời ấm tiếng loa
Dạy con kiến thức, dặn ra giúp đời.
Cũng theo yêu cầu của nhiều cựu học sinh, Tòa soạn trích đăng một số bài từ tờ báo cũ, ĐS/CĐ Xuân Giáp Thìn 1964, gồm: Bản danh sách Ban Giám Đốc, Ban Giáo Sư, Nhân Viên Văn Phòng & Tùy Dịch của Trường Cường Để; bài thơ “Trong Phòng Thí Nghiệm” của thầy Nguyễn Đình Nhàn, và “Chuyện Chim Cà Cưởng Của Jim Baker” nguyên tác bằng Anh ngữ của Mark Twain, do thầy Hoàng Thạch Thiết dịch.
Ngoài các bài cũ, có 3 bài mới gồm: “Lá Vàng Bay” thơ của thầy Lê Văn Ba; “Nhớ Ơn Thầy Cô” của Trần Thị Hồng Hoa (Phụ huynh học sinh), và bài văn “Những Xứ Thần Tiên” của cô Vương Thúy Nga.
3/ “Nói Từ Những Trái Tim Chung Nhịp” diễn đạt bằng hai câu thơ:
Ngày xưa rộn rã lớp trường,
Bây giờ tìm lại chút hương xứ người.
Đây là một tiểu mục lần đầu tiên xuất hiện ở Đặc san số 15, Tòa soạn viết lời giới thiệu: “Nói từ những trái tim chung nhịp là phần trích lại những chia xẻ tim gan từ nhiều bài viết khác nhau theo bước thời gian sinh hoạt của gia đình CĐ/ NTH”; là sự kết nối từ các bài viết: “Ước Mơ Rất Riêng Nhưng Thật Chung” của Nguyễn Kim Kiều (Houston, TX, ĐSCĐ 1998); “Lời Cảm Tạ” của Phan Ngọc Tuấn (San Jose, CA, ĐSCĐ-NTH 1999); “Bạn Bè” của Thầy Phạm Ngọc Hài (San Jose, CA, ĐSCĐ-NTH 1999); “Buổi Họp Mặt Của Tình Thân” viết bởi Trần Quán Niệm (New Jersey, ĐSCĐ-NTH 1999); “Tuổi Học Trò” của Nguyễn Thị Kiều (Louisiana, ĐSCĐ-NTH 1999); “Nhìn Lại Một Đoạn Đường” của thầy Phan Lục Tú (France, ĐSCĐ-NTH 2000); “Tạp Ghi Của Người Em Út” viết bởi Đỗ Ngọc Ánh (Houston, TX, ĐSCĐ-NTH 2000); “Qua Từng Trang Giấy” của Lê Thị Ngọc Yến (Chicago, IL, ĐSCĐ-NTH 2001); “Dư Âm Một Chuyến Về Houston Phó Hội” của Nguyễn Mỹ Phụng (Oklahoma City, OK, ĐSCĐ-NTH 2001); “Hai Người Cũ, Hai Chuyến Đi” của Bùi Đăng Khoa (Germany, ĐSCĐ-NTH 2001); “Về Một Chuyến Đi” của Đèo Văn Hôm (Washington State, ĐSCĐ-NTH 2004); “Ý Nghĩ Rời, Từ Một ‘Cường Để’ Ở Xa” của Lê Đình Khang (Utah, ĐSCĐ-NTH 2004); “Nhớ Về Cường Để Thương Về Kỷ Niệm Xa Xưa” của thầy Tôn Thất Ngạc (Houston, TX, ĐSCĐ-NTH 2005); “Chuyến Đi Trong Ký Ức” của Lê Ngọc Châu (Munich, Germany, ĐSCĐ-NTH 2005); “Kỷ Niệm Làm Văn Nghệ” của Lê Trinh Thục (Atlanta, GA, ĐSCĐ-NTH 2005); “Về Một Chuyến Đi” của Lê Thị Đoan Hương (Paris, France, ĐSCĐ-NTH 2005); “Nàng Tôn Nữ” của Lê Lệ Huyền (San Diego, CA, ĐSCĐ-NTH 2005); “Tung Cánh Chim Tìm Về” của Trần Thị Cẩm Hoa (Berlin, Germany, ĐSCĐ-NTH 2006); “Chuyến Đi Hội Ngộ” của Hà thúc Hùng (Virginia, ĐSCĐ-NTH 2006); “Tiếng Vọng Từ Quê Nhà” của Lê Thị Chân Tú (Huế, VN); “Thư Riêng, Chuyện Chung” của Đông Nguyễn (California, ĐSCĐ-NTH 2008); “Về Một Chuyến Đi” của Nguyễn Kim Tiến (Woodbury, MN, ĐSCĐ-NTH 2008); “Đại Hội Nối Lại Vòng Tay” của Thái Hóa Lộc (Dallas, TX, ĐSCĐ-NTH 2010); “Họp Mặt Cường Để – Nữ Trung Học Năm Thứ 13” của Trần Kim Định (Dallas, TX, ĐSCĐ-NTH 2011); “Houston – Tháng Sáu” Nguyễn Đàm Minh Chí (Houston, TX, ĐSCĐ-NTH 2011); “Tình Khúc Tháng Sáu” của Thái Tẩu (Houston, TX, ĐSCĐ-NTH 2012).
4/ “Mười Lăm Năm Nhìn Lại“, cũng là tiểu mục mới, nhằm ôn lại đoạn đường đã qua bằng hình ảnh chụp được từ những lần về Houston “Tựu trường” họp mặt, Thầy trò cùng nhau: “Thắp Lên Đóm Lửa” năm 1998; cùng nhau “Hương Hồi Niệm” năm 1999; để rồi “Gõ Cửa Thời Gian” năm 2000; kéo nhau về đây đông như “Dòng Sông Hội Ngộ” năm 2001; cũng từ khắp nơi “Đàn Chim Tha Phương” năm 2002; cùng nhau nhớ lại “Thoáng Hương Xưa” năm 2003; cho lòng “Xôn Xao Dĩ Vãng” năm 2004; và ghi dấu mốc thời gian “Cường Để – Năm Mươi Năm Trường Cũ” năm 2005; còn gì trân quý hơn “Ngày Xưa Thân Ái” năm 2006; còn gì vui vẻ hơn trước thành quả “Cường Để & Nữ Trung Học Mười Năm Sinh Hoạt” năm 2007; còn gì mừng rỡ cho bằng “Gần Xa Tiếng Gọi” năm 2008 có cả những bạn cũ từ Úc Châu, Âu Châu, Việt Nam cũng về đây hội ngộ; để có những ngày vui “Nối Lại Vòng Tay” năm 2009; lại càng tự hào về quảng đời quá khứ “Một Thời Để Nhớ” năm 2010; làm sao quên được “Ngày Đó Chúng Mình” năm 2011; và sẽ có biết bao hình ảnh biểu lộ tình Thầy nghĩa bạn hẹn vào những lần “Tựu trường” các năm tới.
Ngoài ra còn các bài viết: “Mười Lăm Năm Nhìn Lại” của Triều Phong Đặng Đức Bích đề cập đến công lao Ban Tổ Chức Đại Hội và người thực hiện Đặc San suốt 15 năm qua. Với Huỳnh Thị Kim Oanh, cũng viết “Mười Lăm Năm Nhìn Lại” nhưng với vị trí là người trong cuộc, kể lại những lần tập văn nghệ chuẩn bị Đại Hội. Đọc bài “Mười Lăm Năm Giữ Hầu Bao Cường Để & Nữ Trung Học” của Nguyễn Thị Vân Nga, mới thấy tấm lòng của người thủ quỹ, lúc nào cũng lo tìm nguồn tài chánh để tờ Đặc san còn sống và Đại hội hằng năm được tồn tại. Sau cùng là bài “Đặc San Trường Trung Học Cường Để Và Nữ Trung Học Qui Nhơn” của Đào Đức Chương, giới thiệu 15 số Đặc san được phát hành từ năm 1998 đến năm 2012, nhưng vì giới hạn của trang báo, chỉ đăng 8 số đầu, hẹn năm 2013 đăng tiếp 7 số còn lại.
5/ “Đâu Đó Chúng Mình” gồm các bài: “Khúc Hát Ân Tình” của Huỳnh Mộng Vân; “Gặp Lại Bạn Xưa” của Phạm Ty Lan; “Houston, Ngày Họp Mặt…Nho Nhỏ” của Đàm Nguyễn Minh Chí; “Một Góc Cho Bạn Bè” của Lê Công Dzũng; “Đại Hội Những Tấm Lòng” của Peace Nguyễn.
6/ “Góp Lại Tự Bốn Phương Tung Ra Khắp Muôn Phương” có 37 bài thơ của 31 tác giả, vẫn các cây bút quen thuộc như: Trần Phương Anh, Đỗ Thị Thu Ba, Triều Phong Đặng Đức Bích, Lê Minh Châu, Lê Thị Lĩnh Cơ, Lan Cao, Nguyễn Xuân Đóa, Tuyết Đào, Lê Bích Khương, Võ Ngọc Lam, Tôn Thất Long, Huỳnh Minh Lệ, Trần Nhật Lệ, Nguyễn Công Lượng, Hà Quế Linh, Lam Nguyễn, Ngọc Tân, La Mai Xuân, Phạm Tương Như, Từ Lê Ngô, Mặc Phong Nguyễn Văn Quýnh, Thanh Tùng, Nguyễn Thanh Tân, Nguyễn Thị Quỳnh, Lê Thị Thư, Vĩnh Tuấn, Yên Sơn, Duy Lê, Thư Trang, Ngu Yên, Võ Ngọc Uyển.
7/ “Xa Hơn Cửa Lớp Sân Trường” trong số này có ba biên khảo giá trị và hữu ích, gồm:
– Bài “Chỉ Số IQ Và Chỉ Số EQ” của Huy Lực Bùi Tiên Khôi, trình bày, giải thích và cách đo IQ là chỉ số thông minh trí tuệ của cá nhân, và EQ là chỉ số tình cảm, sự điều hợp cảm xúc một cách khéo léo. Nếu chỉ số IQ là mức độ bén nhạy tiếp thu sự hiểu biết, thì chỉ số EQ là khả năng thiết lập các mối quan hệ tốt với xã hội, hầu mang lại sự thành công trong tài lãnh đạo.
– Bài “Houston! Thành Phố Đến Để Mà Thương” của Lê Thị Hoài Niệm, giới thiệu thành phố Houston về lịch sử, địa lý, nhân văn, các công trình kiến trúc.
– Bài “Thập Tháp, Ngôi Chùa Cổ Ở Bình Định” của Cù Hòa Phong, giới thiệu ngôi chùa lớn nhất, lâu đời nhất và nổi tiếng nhất của tỉnh nhà.
8/ “Trang Cho Người Viết Và Đọc Trẻ” có bài “Một Bông Hồng Cho Tuổi Trẻ Việt Nam Hải Ngoại” của Nguyễn Phạm Thái, dấu chỉ cho thấy lớp người trẻ đã ý thức việc thay thế lớp cha anh để gánh vác cộng đồng; “Làm Cô Giáo” của Nguyễn Kim Tiến, cảm nghĩ của tác giả khi trở lại nghề cũ, làm cô giáo thiện nguyện dạy tiếng Việt ở Hải ngoại.
9/ “Những Đóa Hoa Khác Màu” nếu trang thi ca thường đạt kỷ lục về số lượng tác giả và thi phẩm, thì tiểu mục này bao giờ cũng chiếm nhiều trang trong mỗi Đặc san. Trong kỳ thứ 15 có các bài dự đăng gồm truyện ngắn, hồi ký, tự thuật: “Cho Lại Từ Đầu…” của Lê Thị Cẩm Tú; “Chuyện ‘Cắp Đôi’ Ở Lớp Đệ Lục A2” của Huỳnh Thị Thúy Hạnh; “Hoa Mai Và Lá Thu Vàng” của Hoàng Đình; “Mùa Noel Đó” của Lê Huy; “Thần Giao Cách Cảm” của Phạm Khắc Trung; “Ngày Vô Thường Đến” của Carolyn Do; “Tình Như Thoáng Bay” của Tôn Thất Quyến.
10/ “Ca Khúc” có ba bản nhạc được trình làng: “Tháng Năm Quen Em” thơ của Vĩnh Tuấn, phổ nhạc bởi Nhật Hạnh; “Chuyện Tình 15 Năm” nhạc và lời của Novan Phạm; “Cùng Hát Với Nhau” lời và ý nhạc của Trần Cẩm Tú, do Đắc Đăng soạn hòa âm.
11/ “Đặc San Cường Để & Nữ Trung Học Giới Thiệu” Tòa soạn nhận được thi tập “Mùa Trăng Cũ” của Vương Hoài Uyên. Qua lời giới thiệu của Nguyên Lương có đoạn: “Nhận được tập thơ ‘Mùa Trăng Cũ’ của Vương Hoài Uyên từ tháng 5, tôi say sưa đọc đi đọc lại tập thơ của Chị hai ba lần. Càng đọc, càng yêu thích và thấm thía cái buồn man mác, mông lung đầy nữ tính của cô giáo văn trót đã yêu văn chương từ thuở còn là học trò.” Thật vậy, tác giả trải buồn khắp nẻo vào thơ, chẳng hạn như câu:
Hồn đắng nghẹn trước những điều dâu bể
Ngẩn ngơ tìm một nửa mảnh trăng xưa.
hay:
Với tay tìm chút êm đềm,
Cát trôi qua kẽ tay mềm xót xa.
và:
Em trở về miền ký ức xa xôi
Mưa đẫm ướt nửa trang đời phiêu bạt
Biển vẫn nhớ nên muôn đời biển hát
Dòng sông trôi ai tắm được hai lần.
Thi tập thứ hai nhận được là “Nỗi Cô Đơn Và Thân Phận Lưu Đày” của Lê Phương Nguyên. Tòa soạn viết về tác giả, có đoạn: “Lê Phương Nguyên là bút hiệu của LCM, một cựu HS Cường Để đặc biệt, gọi là đặc biệt vì Anh là một trong những học sinh xuất sắc, nổi tiếng một thời toàn trường, và là một người Việt Nam, sẵn sàng hy sinh cả mạng sống của mình vì những điều mà anh cho là tốt đẹp cho đất nước và đồng bào mình.” Tòa soạn cũng chép kèm theo câu sau đây để vinh danh tác giả: “Có những con người sinh ra để chết! Có những con người sinh ra để khẳng định sự hiện hữu của mình. Và có những con người sinh ra để bất tử. Trong cõi đời này, phần lớn nhân loại thuộc nhóm thứ nhất. Hiếm thấy nhóm thứ hai và nhóm ba lại càng hiếm hơn.“
Sau hết là phần không thể thiếu, ngoại trừ quyển Đặc san phát hành năm đầu (1998); đó là 4 tiểu mục truyền thống, trải dài từ trang 370 đến trang 452: “Tin Tức và Thông Báo Nội Bộ, Nói Với Nhau, Danh Sách Cựu Học Sinh Trường Trung Học Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn,” và cuối cùng là “Trong Số Này” tức Mục Lục của Đặc San.
CẢM TƯỞNG THAY CHO LỜI KẾT
Tính đến cuối tháng 6 năm 2012, Gia Đình Cựu Học Sinh Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn được mười lăm tuổi đời, ghi dấu 15 lần Đại Hội với 15 lần phát hành Đặc San, và còn đang sung sức tiến xa với nhiều hứa hẹn. Nhìn lại quá trình sinh hoạt, Ban Tổ Chức Đại Hội được luân phiên thay thế, còn Ban Thực Hiện Đặc San có Nguyễn Mạnh An Dân gánh vác suốt 15 năm trời. Nếu không vì lòng nhiệt thành yêu Trường, yêu Bạn, yêu Thầy, thêm vào đó là khả năng chuyên nghiệp và sự yêu nghề, thì An Dân làm sao đủ sức gồng gánh và chịu đựng suốt đoạn đường dài.
Cầm cuốn Đặc san gọn trong tay, tưởng rằng việc thực hiện đơn giản, chỉ cần nhét bài cho đầy quyển là xong. Không phải thế đâu! Từ lúc thu bài, đọc bài, chọn bài, sửa bài, rồi sắp bài theo từng tiết mục, đến việc lên khuôn. Lại càng rắc rối hơn, khi đứng trước giá trị văn học và giới hạn trang báo, đành phải bỏ bài này, nhận bài kia. Mếch lòng, vì tác giả là những bậc Thầy Cô và các bạn quen thân ngày cũ cùng trường cùng lớp. Nhức đầu lắm! Đó là chưa kể những bài viết tay, phải đánh máy, sửa chữ. Rồi nào trang trí hình bìa, nào viết Lá thư Tòa soạn, nào mục Thư đi Tin lại, nào cập nhật danh sách địa chỉ… thôi thì lắm chuyện nhiêu khê.
Đến nay trong tủ sách của chúng tôi có 15 cuốn Đặc San và những CD, DVD ngày Đại Hội. Đó là công lao cả mồ hôi, lẫn tim óc, và tiền bạc của Quý Bạn.
Xin gửi lời chào và thành thật cảm ơn Ban Tổ Chức và Ban Thực Hiện Đặc San của Gia Đình Cựu Học Sinh Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn.
San Jose (CA), ngày 10- 4- 2013.
ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG