Blog của cựu học sinh trường Nữ Trung Học Qui Nhơn

Cambodia Ký

Nụ Cười Angkor
Đồng mông mênh, nắng chang chang,
Những cây thốt nốt sắp hàng buồn xo,
Ngàn năm còn nụ Angkor,
Những hồn mỹ nữ bây giờ ở đâu ?

Cánh Đồng Chết
Đi đâu cũng thấy cổng chùa,
Mà sao đến cả triệu người chết oan ?
Hỡi ơi, lý thuyết điên cuồng,
Vết nhơ nhân loại, máu xương ngập đồng.


Dù Có Ngàn Năm
Đá kia dù có ngàn năm,
Hào kia kình ngạc dữ dằn bằng không,
Muôn đời chỉ có lòng dân,
Đừng đem gươm giáo giữ chân đế quyền.

Cambodia, 24.05.2013
Huỳnh Minh Lệ

28 BÌNH LUẬN

  1. RE: Củ Sắn ở Minnesota
    … ai trồng được củ sắn vậy trời … in hệt củ sắn năm xưa … cứ tưởng sắn trắng tinh không mùi ai dè gió biển lồng lộng mùi sắn ngập phòng học ngồi sượng ngắt một lũ chờ thầy ra “phán quyết cuối cùng” … haha …

  2. RE: Củ Sắn ở Minnesota
    Chị Diệp Hà ơi, ổ chỗ Tiến ở có nhiều chợ bán rau quả ngoài trời của người Hmong. Tuần nào Tiến cũng thích ghé qua, dạo một vòng. Chắc tậi nhớ cái không khí chợ quê nhà đó chi. Thích lắm. Thấy chùm sắn, nhớ chùm sắn quê nhà quá nên mua về. Chị chờ đọc nghen, chùm sắn gợi nhớ trong Tiến một kỷ niệm rất dễ thương chị ạ. Hôm nào chị kể chùm sắn kỷ niệm của chị đi nghen chị DH. KT

  3. RE: Cambodia Ký
    “Đi đâu cũng thấy cổng chùa,
    Mà sao đến cả triệu người chết oan ?”
    Hai câu này có lẽ mình nên nhờ anh bạn GSG giải thích đó anh Lệ! Có phải do “nghiệp” từ kiếp trước? Pon Pot tạo nghiệp ác kiếp này thì kiếp sau và ngàn năm sau nữa chắc ông ta cũng ở địa ngục!
    Tâm cũng có nghe nói Pon Pot từng vào chùa tu. Một sư thầy nhìn tướng thấy sao đó nên khuyên ông ta đừng tu nữa. Khi nghe kể như vậy Tâm lại nghĩ, nếu cứ để ông ta tu, biết đâu cả triệu người chết oan đó vẫn còn sống?

    • Gởi Diệu Tâm
      Mình thì nghĩ chuyện cây quất trồng ở nơi này thì ngọt, trồng ở nơi khác thì chua, chớ không có “nghiệp” gì ở đây !

  4. RE: Cambodia Ký
    lời còm của DT và recom của nhà thơ đều có lý hết. BGSG thì nghĩ cái gì ở gần…mực thì sớm muộn gì cũng …đen.

  5. RE: Cambodia Ký
    Ha ha, anh Lệ dụng chữ “mắt mũi kèm nhèm” hơi “đắt” đó nha! Không biết chị Hx có chứng minh điều ngược lại không nè?

    • Gởi Ngô Thanh Vân
      Tuổi này thì “mắt mũi kèm nhèm” có gì đâu mà “đắt”, bộ “mắt mũi” của TV còn sáng như sao ? 🙂

      • RE: Gởi Ngô Thanh Vân
        Ha ha, mắt V chưa từng [i]sáng như sao[/i], nhưng ” kèm nhèm” thì chưa đâu anh Lệ! Cụm từ ấy V thấy “đắt” trong toàn ngữ cảnh của nó thôi 😉 .

  6. RE: Cambodia Ký
    Chị DT ơi,
    V nghe nói ở CPC, thanh niên khi đến tuổi trưởng thành đều phải vào chùa tu hai năm, mới xem như được cấp “giấy thông hành” vào đời, nhất là mới …lấy được vợ (hic). Chắc là Ponpot cũng vậy? Không biết có phải cách mộ đạo và hành đạo ở đây đã góp phần làm cho đất nước này chậm phát triển hơn bạn láng giềng không nhỉ? Tôn giáo thường hướng con người đến kiếp sau, miền cực lạc, thiên đường…(có gì chưa đúng, nhờ anh BG chỉ thêm nha 🙂 )

    • RE: Cambodia Ký
      Vân ơi, ở CPC chuyện thanh niên khi đến tuổi trưởng thành đều phải vào chùa tu hai năm là đúng như vậy đó. Giống như nam giới phải thi hành nghĩa vụ quân sự vậy! Và sau khi “tốt nghiệp” thì dễ lấy vợ hơn là vì 2 năm tu luyện xem như đã trở thành con người tốt. Chị nghe nói là lúc đó vì Ponpot muốn ở lại chùa tu luôn thành sư nhưng sư thầy ngăn cản. Không lẽ sư thầy đoán là Ponpot sẽ gây ra tội ác tày đình nên không muốn cho ông ta tu sẽ làm ô uế cảnh chùa? Chị thắc mắc chuyện đó thôi. Biết đâu sư thầy cho phép Ponpot tu tiếp thì ông ta sẽ bớt ác hơn? Còn nếu đã đi tu mà vẫn có chuyện tàn ác như thế xảy ra thì có lẽ do oan nghiệt từ đời trước – chắc là kinh khủng lắm mới như vậy.
      Đi thăm Angkor Wat, nhìn thấy dấu tích của những cuộc chiến tranh tôn giáo hàng nghìn năm trước, nhất là những tượng Phật ngồi kiết già ở nhiều dãy cột trong đền đều bị phá hủy, có tượng bị vẽ râu, có tượng bị sửa thế ngồi kiết già thành chồm hổm, tự dưng chị thấy rất xót xa và hình dung ra rất nhiều người đã chết, ân oán ngàn đời cứ đeo đuổi mãi thôi.
      Thắc mắc của Vân “Không biết có phải cách mộ đạo và hành đạo ở đây đã góp phần làm cho đất nước này chậm phát triển hơn bạn láng giềng không nhỉ?” thật sự là khó trả lời! Nếu mình so sánh với chuyện đã xảy ra giữa Hitler, người Đức và người Do Thái trong thế chiến thứ II, còn khủng khiếp và ghê rợn hơn. Và còn rất nhiều khổ nạn của con người từ các cuộc chiến tranh … Nhiều lúc chị thấy hoang mang và nghĩ có lẽ tôn giáo chỉ giúp cho con người có niềm tin để sống và … cả trong cái chết nữa, chứ tôn giáo không ngăn cản hay thay đổi được con người khi người ta … ác? Và những địa ngục hay kiếp sau có thể để đe dọa cho con người hạn chế gây ra tội ác, hoặc tội lỗi mà thôi?
      Hình như chị đi hơi lan man Vân ơi
      DT xin lỗi đã nói lung tung ở đây nhé anh Lệ!

      • Gởi Diệu Tâm
        Có gì đâu mà xin lỗi Diệu Tâm, DT vẫn còm trong cái nội dung bài thơ mà ! Bác đã khỏe chưa ? Cho gởi lời thăm Bác nghen !
        HML

    • Gởi Ngô Thanh Vân
      Có thể hiện tại đất nước Cambodia “chậm phát triển” theo cách định nghĩa lâu nay ta thường hiểu so với các láng giềng, nhưng anh lại đánh giá cao cái “chậm phát triển” đó. Một đất nước sống gần với thiên nhiên, không ô nhiễm, bụi bặm, chụp giựt, trộm cướp như rươi, người dân hiền hòa dễ mến, từ người buôn bán hàng rong, người phục vụ khách sạn đến nhân viên các công sở, không có khuôn mặt lạnh lùng, đôi mắt cú vọ, đi suốt bốn ngày chẳng thấy bóng dáng cảnh sát, chỉ khi vào hoàng cung mới thấy, nhưng cũng hiền lành, dễ mến, chạy xe trên đường nhường nhịn, không tranh giành từng tấc đường. Theo anh, con người ta sẽ cảm thấy hạnh phúc trong một một xã hội “chậm phát triển” như vậy. Một điều anh để ý là ngoài các công sở, dinh cơ lớn thì đa số nhà dân không có hàng rào xung quanh, trong khi ở nước mình việc làm hàng rào xung quanh vườn, nhà, có khi đổ máu, xảy ra án mạng, hay thưa kiện tùm lum.

      • RE: Gởi Ngô Thanh Vân
        Đồng tình với một số nhận xét của anh Lệ. BGSG đã đi Cambodge 2 lần nhưng nếu có dịp sẽ…đi nữa.

        Có nhiều điều làm du khách thích đất nước đó vì đơn giản có nhiều thứ họ nhỉnh hơn vài nơi khác; từ kết cấu thượng tầng đến cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Họ ít dân hơn, giàu tài nguyên; nhân bản và cởi mở hơn, những…lợi thế mà một số nước khác không sẵn có.

        Có thể bây giờ họ chưa giàu nhưng giải bài toán phát triển không khó vì hội tụ nhiều giả thiết tốt, và lúc đó; họ sẽ…đi nhanh hơn.

  7. Chào Ngô thí chủ;
    Em hèm, lão nạp đang bước vào mùa…an cư kiết hạ nên nhập thất, làm thinh ngồi một chỗ, nay Ngô thí chủ có nhắc nên…hắt xì, xin có đôi lời thưa lại. Nếu có điều chưa phải, thí chủ hoan hỉ bỏ quá cho. 🙂

    Lão nạp nghĩ rằng; có nhiều hạt mầm, cho dù có gieo vào nơi đất tốt, nước nôi đầy đủ, hạt giống đã xử lý bằng nhiệt….thì sẽ vẫn có những hạt…không chịu lên cây. Đó là tại …cái hạt thôi.

    Lão nạp cũng không phải nhà…nghiên cứu tôn giáo nên chỉ góp chút tri kiến về đạo Phật.

    Thật ra, đạo Phật không cổ vũ hoặc…hù dọa con nguời bằng viễn cảnh thiên đường hoặc địa ngục cũng không hề hướng tư duy con người về những gì xa xôi như kiếp sau hoặc cõi nước Cực Lạc mà quên đi lúc này.

    Đạo Phật cũng chỉ trao cho con người…các phương tiện để trở về cái tâm an lạc trong hiện tại, trong đời sống này mà thiên đường hay địa ngục là những giá trị biểu tượng để chỉ tấm lòng từ bi (như Thầy Thích Quảng Đức) hoặc cái tâm sân hận (như ông Pôn Pốt kia thôi). Theo đó, hễ ‘tâm tịnh’ thì cả ‘quốc độ tịnh’. Ngược lại, chỉ cần ‘nhất niệm tâm sân khởi’ thì ngay tắp lự sẽ ‘bách vạn chướng môn khai’. 🙂 😆

    • Mến gởi chị DT, anh Lệ, anh BG
      Cảm ơn chị DT, anh Lệ, anh BG đã cộng hưởng thêm nhiều điều. Quí nhất là anh BG, tu luyện nhiều nên tăng nội lực…”thần giao cách cảm” hi hi. Mong ” lão nạp” hỉ xả cho việc ” Ngô thí chủ” làm gián đoạn giấc thiền, phải rời tịnh xá để…hạ bút 😉 .
      Biết làm sao được khi cuộc hiện hữu cứ xoay trong vòng lẩn quẩn của được và mất hở Anh Lệ? Con người luôn khát vọng đi tìm những đỉnh cao hơn để rồi lại hoài tiếc những gì đã phải đánh đổi, lại mong tìm về cái ban sơ. Công nghiệp hoá gây ô nhiễm, kinh tế thị trường cũng dễ dẫn đến lợi nhuận đặt lên trên mọi giá trị khác…Bây giờ người ta đang nói nhiều đến cụm từ ” phát triển bền vững” nhưng cũng không dễ chối từ nhưng lợi ích trước mắt anh à. Mong cho những bước chân lội nước đi sau sẽ thật vững vàng. V cũng muốn trở lại CPC, không phải ào ào trên lưng ngựa ngắm hoa. Khi nào tấc đất thành tất vàng, chắc chắn dân CPC cũng sẽ tường rào kiên cố thôi, đôi khi cần rào sớm để tránh…đổ máu ( như vườn nhà anh Lệ, V cũng sắp rào lại vườn mình đây 😛 )
      Chị DT ơi, cuộc sống còn nhiều bất trắc và còn nhiều “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” nên con người vẫn còn cần một điểm tựa tinh thần đó chị. Hiểu và được như thế nào tuỳ vào mỗi người, cốt là để tâm an, chị có đồng ý với V không?
      Những lời của “lão nạp” SG đầy tính triết lý chí hay, V để dành nghiền ngẫm thêm ( sau khi tự…diễn nôm 😆 )
      Je pense, donc, je suis (Pascal). Nếu có hơi mông lung cũng chỉ vì suy nghĩ thường quá…tự do, lại muốn được viết ra. Có gì chưa phải, anh BG và anh Lệ bỏ quá cho…vui nha. Chị DT thì cùng lắm “phạt” V một ly kem thôi đó! 🙂

      • Gởi Thanh Vân và Diệu Tâm
        – Thanh Vân mến,
        Anh nghĩ nhà cầm quyền Cambodia không phải không biết “công nghiệp hóa” đâu, mà họ không muốn “công nghiệp hóa” một cách chụp giựt, bằng mọi giá,kể cả làm cho người dân mất nhà cửa, đất đai, lang thang cầu thực để có những “ống khói” hay như vụ dơ dáy Vedan của Đồng Nai đó ! Và chính coi tất đất tất vàng nên anh em có thể sống mái khi “tất vàng” của mình bị xâm phạm. Anh nghĩ một xã hội đã bị băng hoại, đạo đức đã bị suy đồi thì những việc đó mới xảy ra như cơm bữa. Cứ liếc qua mấy tờ báo lá cải của ta thì biết, đầy đặc tin hiếp dâm, trộm cướp, vợ giết chồng, con giết cha …đến nỗi đọc chừng vài tờ báo đó thì ngủ thấy ác mộng, và thấy xã hội là một màu đen u ám !
        – Diệu Tâm mến,
        Mình biết là có rất nhiều nước du khách cứ đi chơi thoải mái, đến cả tuần chẳng thấy bóng dáng công an hay dân phòng đeo băng đỏ mà vẫn an tâm, không lo lắng. Vấn đề không phải là công an đứng đầy đường là tạo cho du khách khỏi tâm lý bất an đâu !

  8. RE: Cambodia Ký
    Đọc ba bài “ký” của anh Lệ thấy chưa đủ gì hết 🙂 , đang chờ đọc thêm thì gặp một cái còm rất sống động và nhân bản của nhà thơ về đất nước làng giềng. Bốn ngày, Dao cũng đã được nhìn thấy rất nhiều điều ở Cambodia và cũng vì chỉ có bốn ngày nên có cả trăm vạn điều mình chưa được nhìn thấy, tuy nhiên cũng như anh những cảm nhận, những ấn tượng đầu tiên phần nào chi phối cái nhìn tồng thể của mình. Ở đó, Dao cảm thấy thoải mái ở cửa khẩu, bắt gặp những ánh nhìn bình thường, không quá lạnh lùng hình sự đến như đe doạ. Dao thích đi chợ ở Phnom Penh hay Siem Riep, dù là cũng trả giá quá chừng, nhưng không bị “háy nguýt” hay bị “tạt nước” khi mình lỡ không thích mua món hàng nữa. 🙂

    Và có lẽ ấn tượng nhất là chương trình sắp xếp đón tiếp du khách ở Angkor, rất có tổ chức, môi trường sạch sẽ, không có một chút rác trong phạm vi rộng bát ngát của Angkor Wat và Angkor Thom, không hề có ăn xin hay những quán ăn bát nháo chung quanh khuôn viên của phế tích này. Tự nhiên làm Dao nghĩ đến cách tổ chức tuyệt vời ở Disney World, dù là không thể so sánh,không gian hoàn toàn khác, nhưng tất cả đã cho du khách một cảm giác thoải mái khi thăm viếng và muốn trở lại. Giá vé vào thăm Angkor là 20USD cho mỗi du khách, Dao được biết thêm là chính phủ dành tiền thu nhập ở Angkor để giúp đồng bào nghèo và để thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc, chính phủ Cambodia có qui định miễn phí cho người Khmer với phương châm tổ tiên của họ ngày xưa xây đưng những đền đài này là để cho con cháu hưởng nên không có lý do nào lại lấy tiền của người Khmer. Chỉ là một thể hiên có lẽ rất nhỏ của chính phủ Cambodia nhưng là một thể hiện văn hoá đáng phục. Một đìều đáng nói nữa là họ rất tôn trong đền đài của họ, du khách được yêu cầu ăn mặc chỉnh tề, với phụ nữ váy không ngắn quá đầu gối, áo không hở cổ, hở tay khi thăm viếng vài đền thờ trong phế tích này
    Thật đáng phục cho nền văn hoá của một dân tộc, từ ngàn xưa – qua cách kiến trúc của Angkor – và ngày nay – qua cách gìn giữ, trân trong và cách giới thiệu văn hoá Khmer đến với thế giới.

    Nhưng anh Lệ, có một điều Dao không hoàn toàn đồng ý với anh đó là không thấy cảnh sát, một nước an bình, dân chúng hiền hoà, tuân theo luật lệ thì không cần phải có cảnh sát đi tuần luôn luôn nhưng những lúc cần thì cũng phải có sự can thiệp đúng lúc thì mới gọi là hữu hiệu chứ. Như thế này đây, hôm trên đướng đến Phnom Penh, đoàn hơi bị đi sau lích trình, nên tài xế phe ta lấn đường của bà con đến đáng ngại, qua mặt, lách, lượn, cắt liên miên, lâu lâu lại dùng còi hụ xe cứu thương để dành đường !!! Thú thật là trên một đoạn đường rất dài Dao đợi hoài mà không thấy cảnh sát giao thông xuất hiện để cho bác tài một cái giấy phạt cho đích đáng và treo bằng luôn, dù rằng có thể mình phải cuốc bộ về khách sạn và chắc hẳn không phải du khách nào trong đoàn cũng đồng tình với mình! 😉

    Vậy nhe, anh Lệ còn nhớ được đìều gì thì làm thơ “ký” tiếp nhé.

  9. RE: Cambodia Ký
    Chị đọc thêm cái còm của Dao và chú ý đến điểm “cảnh sát”. Những đêm ở Campuchia, hướng dẫn thường căn dặn không nên đi ra ngoài một mình vì không được an ninh. Cũng không nên nói chuyện với những người Việt không quen gặp trên đường, đừng tiết lộ mình đang ở đâu, khách sạn nào, vì có người đã gặp chuyện không hay rồi. Đêm ngay cả ở Pnompenh đèn đuốc cũng tối thui, vì Campuchia hiện đang mua điện từ Việt Nam nên trong cả các khách sạn lớn, đèn đường đều hạn chế. Có đi đâu cũng phải đi cả đoàn, nên thú thật ban đêm ở Campuchia chị và các bạn không dám đi ra ngoài. Không rõ đến giờ này còn chuyện “cáp duồng” không nhưng ai cũng ngán nên răm rắp nghe theo lời hướng dẫn. Điểm này thì Campuchia thua … Thái Lan ( Bangkok hay Pattaya ) và cả Sài Gòn, đêm đi chơi đến khuya, đèn đêm lộng lẫy vui mắt. Người nước ngoài đến Saigon vui lắm, thường nói họ thích không khí rộn ràng ấm áp này. Thỉnh thoảng về có khuya thấy bóng công an đâu đó, thật yên tâm! Dù đôi khi cũng bị … phạt bất ngờ thấy mà tức! 🙁 Nhưng … lỗi tại mình.
    Trở lại vấn đề Campuchia, nhiều lần có người rủ chị đi “ba lô”, không đăng ký theo tour, nhưng chị không dám đi vì sợ nguy hiểm. Người này quen đi Campuchia nhiều lần để mua bán, lại khoe có quen người bản xứ nữa nhưng chị vẫn sợ. Còn đoàn “Ta Ba Lô” của GĐ Nguyễn Trác Hiếu có đi cũng nên đăng ký qua tour chứ không thì chẳng ai dám bảo đảm an ninh cho cả đoàn trong đó có cả Việt Kiều, phí bảo hiểm nhân mạng rất cao!
    Thêm nữa, may mà anh Lệ đi về an toàn, chứ nếu anh đi sâu vào vùng quê anh có thể … một đi không trở lại. Có lần mấy người từng qua CPC nói là ở CPC phụ nữ hay xài … bùa yêu đó. Họ rất thích đàn ông VN, vì … đẹp trai hơn CPC 😀 Ông nào lỡ lạc vô tay họ, ở lại, nếu nhớ VN muốn về họ sẽ dọn cho một bữa ăn từ giã. Một ông nọ kể rằng sau khi ông ta về đúng 1 năm, không trở lại, thì hôm đó ông ta đau bụng quằn quại muốn chết. Thầy bùa bảo bị bùa rồi, làm phép sao đó mà ông ấy nôn ra … những con cá dai như nhựa. Tâm kể đến đây thôi, tùy các anh có tin hay không, chỉ sợ các nhà thơ … mất tích thì không những các phu nhân lên ruột mà trang nhà cũng buồn đó! 😛

  10. Gởi Dao
    Dao,
    Lối vào các ngôi đền ở Angkor Thom ở mỗi phía có 54 bốn pho tượng “thiện” và “ác” (biểu hiện trên nét mặt) làm anh bất giác nhớ tới các nhân viên cửa khẩu ở biên giới hai nước. Chắc cảnh sát giao thông của Cambodia quên rằng có tài xế VN chạy trên đường ! Dao nói đến dân Khmer thăm viếng Angkor Wat và Angkor Thom khỏi tốn tiền anh thấy buồn cho dân nghèo mình quá ! Mấy bãi biển ở đất nước mình bị các resort chiếm hết, dân nghèo không có chỗ tắm. Hồ Tràm còn một bãi nhỏ xíu tắm không tốn tiền nhưng không biết lúc nào bị bán đây, lúc đó làm sao anh như “con rái” hả Dao ? 🙂

  11. RE: Cambodia Ký
    “Nhiều chuyện” thêm chút nữa ngoài CPC. Vì chuyến đi Ta ba lô có nhắm đến Lào, Tâm chưa đi Lào nhưng trước đây có làm việc trong công ty may mặc đặt gia công tại Lào, mỗi lần phân công anh nào đi công tác tại Lào đều phải được phu nhân cho phép. Lý do phụ nữ Lào cũng chú ý đến đàn ông VN vì “nhan sắc” so ra hơn các hoàng tử Lào 😀 . Theo chế độ mẫu hệ, phụ nữ Lào là người đi cưới chồng. Mấy anh từng đi công tác Lào kể rất nhiều chuyện … hấp dẫn. 😆

    • RE: Cambodia Ký
      RỦ NHAU ĐI LÀO

      Nghe Diệu Tâm kể, muốn đi Lào
      Để xem nhan sắc mình ra sao
      Có được tuyển lựa làm hoàng tử
      Nếu được ở luôn bên đất Lào

      Chuẩn bị ba lô ta đi Lào
      Bạn Già, bạn trẻ đi với nhau
      Qua Lào sáng tối được cày ruộng
      Ruộng rẫy bên Lào bỏ hoang lâu

  12. RE: Cambodia Ký
    Có lẽ cần nói thêm chút xíu khi đọc tiếp cái còm của anh Lệ. Không biết hôm đó Dao đi CPC bằng cách nào? Có đi tour hay tự đi? Tâm thì 2 lần đều đi theo Vietravel, tài xế VN chỉ chở mình đến cửa khẩu Mộc Bài, xe 60 chỗ mới toanh rất đẹp nhưng không được phép chạy qua CPC. Đi bộ qua cửa khẩu Mộc Bài rồi, đoàn chuyển qua xe tại CPC, xe cũ và dàn lạnh không tốt, thua xa xe từ VN nên khách đoàn thắc mắc lắm, còn tài xế và hướng dẫn CPC là chính, đến đây vai trò hướng dẫn VN chỉ là phụ.

    • RE: Cambodia Ký
      Xin lỗi trả lời DT trước Ngọc Dao nhé. Anh muốn cho DT biết rang xe du lịch chở mình chạy thẳng trên gần 1300 km ở Campuchia chớ có sang xe ở cửa khầu Mộc Bài đâu. Dường như trên đường đi có gặp xe bự của Viettravel mà?

      • RE: Cambodia Ký
        Chi Diệu Tâm ơi, không biết sao mà Dao không thấy câu hỏi của chi (chắc là vì mắt [i]kèm nhèm[/i] rồi 🙂 ) cho Dao xin lỗi nha và cảm ơn N2 đã trả lời dùm em

  13. Công Nghiệp Hóa
    Đây là một bức tranh của “công nghiệp hóa”, “phát triển” của quê hương Bình Định, mời các bạn xem

    [url]http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nh-ly-bi-di-by-tita-tourist-06032013074331.html[/url]

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài Cùng tác Giả