Tôi tìm tôi giữa đám đông Mang bao gương mặt vẫn không là mình Tôi tìm tôi giữa tử sinh Bao nhiêu là bóng là hình đã qua Tôi tìm tôi giữa bao la Nghìn năm vẫn vậy hay là không tôi Tôi tìm tôi giữa cuộc chơi Cái danh chìm nổi mây trời lênh đênh
Một cuộc tình mỏng như khói sương Là khói mây tụ về hậu kiếp Mò chai rượu nửa khuya bật nút Nhớ đen thui con mắt hạt huyền QD
Hai mươi tuổi, cấp bậc chuẩn úy, chức vụ trung đội trưởng tác chiến, tôi được bổ nhiệm về một đại đội biệt lập trực thuộc Tiểu khu Darlac. Từ Ban Mê Thuột quá giang theo chiếc GMC tiếp tế cho chi khu Buôn Hô, tôi vượt quãng đường dài ngót nghét hơn 50 cây số để tìm đến đơn vị mình. Đơn vị đóng quân ở Buôn Wik cách Buôn Hô 10 cây số. Trung úy đại đội trưởng cho lính mở đường đưa chiếc xe dodge duy nhất của đại đội để đón thằng sĩ quan non choẹt vào rừng. Chiếc xe ì ạch trồi lên trụt xuống trên hương lộ đất đỏ rộng bằng cườm tay lởm chởm, bụi tung đầy trời ngập đất phủ lấp khoảng niên thời tôi vừa bỏ lại sau lưng. Tôi thực sự đi vào chiến trận.
Có giữ được Tâm Bình thì mới có thể làm giảm thiểu được những khổ đau, hoặc đến trực tiếp với mình ( do sự tác động của nghiệp lực) hoặc do mình vấy vào nghiệp của kẻ khác.
“Thấy như không thấy, nghe như không nghe, biết như không biết, đó chính là sự thản nhiên không thụ đắc”. Xin đừng hiểu lầm câu nói nầy. Có nghe, có thấy, có biết nhưng không dính mắc. Nếu có dính mắc thì chỉ một chút thôi , như dao khắc chữ trên nước, như thế sẽ làm giảm thiểu khổ đau. Vì nếu như ta cứ “chấp” đúng, sai, sai đúng thì khổ đau sẽ theo ta mãi một kiếp người. Đúng với người nầy, nhưng lại sai với người khác, đúng với thời gian nầy, không gian nầy… Nhưng lại sai với thời gian và không gian khác. Tất cả mọi việc trên đời chỉ là tương đối, chỉ là phương tiện để đạt đến cứu cánh, giải thoát, ngay cả “Pháp” cũng chỉ là một phương tiện, cũng chỉ là không! Và có lẽ” số không” sẽ là số hoàn hảo nhất! Đã là ” không” thì còn gì để tranh giành.,
Ngày nầy, giờ nầy, 44 năm trước, tôi đang ở Qui Nhơn. Quân Y Viện Qui Nhơn đang di tản 1500 thương bệnh binh vào Tổng Y Viện Cộng Hòa ở Sài Gòn. Quân Y Viện trưởng, bác sĩ Nguyễn Xuân Cẩm ra lệnh cho nhân viên QYV họp vào giữa trưa nhưng ông đã âm thầm bỏ QYV Qui Nhơn đi Nha Trang với một số sĩ quan và bác sĩ thân cận từ buổi sáng. Nhân viên và y sĩ còn ở lại QYV vẫn tiếp tục chuyển thương binh ra phi trường Qui Nhơn để toán phi cơ C-130 của không lực VNCH chở về Sài Gòn. Nhìn thương bệnh binh vừa được giải phẩu xong ngày trước, thân thể còn băng bó, tay còn đeo dây chuyền thuốc, nằm đau đớn trên những chiếc băng ca, thật tội nghiệp.
Tôi không ước mơ, cũng không chối bỏ khi cõi người nầy chỉ luôn là nụ cười và nước mắt. Bao nhiêu ngàn năm con người và tôi đã phải vẫy vùng giữa nụ cười và nước mắt. Đã tìm được gì? Và thấy được gì? Giữa chốn nhân gian như bãi lầy, càng vùng vẫy càng lún sâu! Ngày tôi mới sinh ra, là một tờ giấy trắng. Bao năm sau đã đầy những vết bầm! Trên tôi đã đầy những chữ nghĩa đủ màu, đủ sắc, vết nông, vết sâu. Những hình tượng vẽ nghệch ngọac, xiêu vẹo, người không ra người, vật không ra vật, làm rách bươm, và đè nặng lên tôi. Những ngày cuối cùng tôi bật lên tiếng khóc.